Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Một Địa Vị trên Cõi giới cao hơn được đảm bảo bằng sự siêng năng-trung thực, Ân Điển của Minh Sư và Lòng Nhân Từ của Thượng Đế, Phần 16/19

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Họ nói rằng Đức Phật thậm chí ăn chân người-thân-lợn [giò heo]. Ngài không bao giờ ăn. Không. Ngài còn nói rằng bất kỳ ai ăn thịt người-thân-động vật thì không phải là đệ tử của Ngài. Tất cả quý vị đều biết điều đó. Nhưng ngày nay, người ta cứ không cần biết đến điều đó. Lúc đầu, Đức Phật cho phép điều đó vì một số người mới đến và không biết gì cả. Vì vậy, Đức Phật đã nói: “Nếu quý vị phải ăn thịt người-thân-động vật, thì hãy ăn loại thịt ít nghiệp chướng, thịt không nghiệp chướng, giống như đã chết ngoài đường, hoặc chết một cách tự nhiên. Hoặc ai đó đã giết người-thân-thú vật, nhưng không phải vì cá nhân quý vị và quý vị không nghe thấy tiếng la của người-thân-thú vật khi họ bị giết”. Nhưng đây chỉ là lúc ban đầu. […]

Tại vì vào thời đó, Đức Phật chỉ sống dưới gốc cây, trong cây – kiểu như một số cây có lỗ rỗng. Một cây lớn như cây bồ đề, thân cây đó có thể giống như một ngôi nhà hoặc thậm chí lớn hơn, và có một lỗ rỗng trong cây đó, gần gốc cây. Khi thân cây tách ra trong quá trình phát triển, thì Đức Phật ngồi trong một trong những hốc đó, giống như nhiều nhà sư trước đó. Bây giờ một số vẫn làm như vậy, hoặc ngồi trong hang động hay gì đó. Rồi người ta đến để gặp Đức Phật. Họ không hiểu rằng họ phải ăn thuần chay hay gì đó, cho nên họ phải ra chợ mua thức ăn, ăn xong rồi quay lại nữa để gặp Đức Phật. Đức Phật không có nhà cửa, không có bếp, không có gì cả. Ngài ra ngoài khất thực. Vì vậy, những người mới đến này, thậm chí cả những tỳ kheo mới đến, họ sẽ đến rồi đi, đến rồi đi và ăn.

Nếu Đức Phật biết họ ăn thịt người-thân-động vật – họ phải làm vậy, vì họ không biết ăn chay là gì, họ không biết ăn thuần chay là gì, họ không biết mua ở đâu; họ phải ăn thịt người-thân-động vật – thì Đức Phật phải khoan dung và khuyên họ: “Nếu các ngươi phải ăn, thì hãy ăn loại thịt này, loại thịt kia. Nếu không, nghiệp chướng sẽ quá nặng đối với các ngươi”. Cho nên họ làm như vậy đó. Nhưng sau đó, Đức Phật nói: “Quý vị đã trưởng thành rồi. Đã biết Chân lý, biết Pháp rồi. Vậy nên, quý vị đừng ăn thịt nữa. Bất kỳ ai ăn thịt đều không phải là đệ tử của ta; đó là đệ tử của ma vương”. Vậy bây giờ quý vị biết rồi.

Và sau đó, Đức Phật có một đạo tràng, một căn phòng dành cho Ngài. Họ gọi đó là “hương thất”. Đó là dành cho Đức Phật, và có nhiều phòng khác dành cho các tỳ kheo. Nhưng đôi khi vẫn không đủ vì một số tỳ kheo khác trở về, những tu sĩ lớn tuổi hoặc tu sĩ đến thăm từ những trường phái khác, nên không có đủ phòng. Sau đó, ngay cả La Hầu La, con trai của Đức Phật, cũng phải ngủ trong khu nhà vệ sinh. Đó là cách Đức Phật huấn luyện La Hầu La để trở nên khiêm tốn, chấp nhận mọi hoàn cảnh. Ngay cả con trai của Đức Phật. Cũng là hoàng tử – Ngài là hoàng tử, tất nhiên… vậy mà phải đi ngủ trong khu nhà vệ sinh.

Có một quyển kinh ghi lại tất cả những điều đó từ Tôn Giả A Nan. Chúng ta phải cảm ơn Ngài vì nhiều bản kinh, dĩ nhiên rồi. Và chúng ta phải cảm ơn nhiều vị tôn kính khác dưới sự che chở của Đức Phật đã ghi lại tất cả những câu chuyện có thật và giáo Pháp chân chính của Đức Phật cho chúng ta. Nhiều kinh sách đã bị mất hoặc bị tiêu hủy. Tất nhiên, sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, nhiều vị tăng đáng kính đã tập hợp lại với nhau và thu thập tất cả các câu chuyện và tất cả những lời dạy của Đức Phật và sắp xếp theo từng loại. Ngoài ra, nhiều người muốn học, nên họ đã đến và ghi chép lại. Nhưng sau khi người Hồi giáo và những kẻ xâm lược khác đến, dĩ nhiên, họ đã giết hại các tỳ kheo, phá hủy đền chùa và đốt cháy rất nhiều, vô số kinh sách.

Nhưng một số vẫn còn sót lại vì một số người đã mang đến một số quốc gia khác hoặc một số khu vực khác, nơi không bị xâm lược. Đó là vì sao ngày nay chúng ta vẫn còn nhiều kinh sách để nghiên cứu và biết giáo lý của Đức Phật là gì, để tuân theo và cố gắng trở thành những đệ tử tốt, cao quý của Đức Phật. Không phải trọn bộ kinh, không phải toàn bộ lời dạy của Đức Phật đã đến một quốc gia vào thời điểm đó vì một số tỳ kheo đã phải chạy trốn và mang theo bất cứ gì họ có thể để ẩn náu bảo vệ mạng sống của chính họ và bảo vệ kinh điển. Vì vậy, một số quốc gia có nhiều kinh điển hơn những quốc gia khác, và một số có kinh điển khác với những quốc gia khác.

Rồi một số người tu hành, họ gọi đó là Đại thừa. Họ tuân theo giáo lý của những bộ kinh chính đã được để lại, như từ Ấn Độ, rồi tới Huyền Trang – một đại Minh Sư đã đến Ấn Độ và thỉnh một số [kinh] về nhà, hoặc dịch ở đó rồi mang về Trung Quốc. Và rồi từ đó, kinh sách lan truyền đến nhiều quốc gia khác.

Nhưng có một số cũng đã đi đến những quốc gia khác vì các tỳ kheo chạy tới bất cứ nơi nào họ có thể, hoặc đi đến quốc gia thuộc về họ, trước khi họ đến để lấy lại kinh điển từ những tỳ kheo khác ở Ấn Độ, thí dụ vậy. Do đó, họ có được kinh nào thì có, và họ tu hành theo kinh đó. Vì vậy, một số trường phái tu sĩ đã tuân theo lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Do vậy họ gọi đó là giáo lý Phật giáo “nguyên thủy ban đầu”, trong đó Đức Phật vẫn còn cho phép một số người trong họ ăn thịt người-thân-động vật, ba loại... họ gọi đó là “tam tịnh nhục”. Như tôi đã nói với quý vị hồi nãy – người-thân-thú vật chết tự nhiên, không ai giết họ. Hoặc nếu quý vị phải ăn thịt người-thân-thú vật – nếu những người-thân-thú vật đó không bị giết vì quý vị, đặc biệt là cá nhân quý vị, thì quý vị có thể ăn. Nhưng tất nhiên, họ niệm rất nhiều thần chú, rất nhiều phép thanh tẩy mà Đức Phật đã dạy họ, và trong thâm tâm họ vốn biết rằng điều này lẽ ra là không được phép, nhưng họ chỉ tạm thời làm như vậy trong khi họ vẫn đang học hỏi.

Ngày xưa, có lẽ không dễ để đi mua đồ ăn chay cho những người đến từ những quốc gia khác, những tỉnh khác hoặc quận khác, những người không quen với cách sống ở những thị trấn hoặc thành phố nơi Đức Phật ở. Vì vậy, họ nói cứ ăn bất cứ gì họ có thể, ăn bất cứ gì người ta đưa cho họ tạm thời cho đến khi họ ổn định và học với Đức Phật, hoặc ở lại đó, rồi sau đó họ sẽ biết mọi thứ. Nên đó là sự cho phép nguyên thủy ban đầu của Đức Phật. Chẳng hạn, những người từ một quốc gia khác gần Ấn Độ vào lúc đó, như Miến Điện, Campuchia, Thái Lan, có thể họ đã nhận được kinh sách và kinh điển đầu tiên từ những tỳ kheo cao niên ở Ấn Độ. Họ mang về nhà, và họ không có thời gian để lấy những kinh sách khác, hoặc chúng không có sẵn tại nơi họ ở. Vì vậy, họ lấy bất cứ kinh nào họ có thể. Ngày xưa, chúng ta không có máy bay, không có du thuyền lớn, không có xe hơi hoặc xe tải để chở nhiều thứ. Vậy tưởng tượng, chỉ một vài vị tỳ kheo... có lẽ họ có thể thuê một chiếc xe bò hoặc gì đó. Nhưng không phải nơi nào cũng có. Vì vậy, họ phải cân nhắc rằng họ phải tự mang kinh sách trên con đường nào đó, ở một khu vực nào đó, nơi không có xe hơi, không có xe buýt, không có gì cả.

Giống như, ở Hy Mã Lạp Sơn nơi tôi đã đi lên, ở nhiều khu vực, lúc nào tôi cũng đi bộ. Chỉ có một lần tôi đi xe buýt, vì lúc đó chúng tôi đã gần đến một thành phố nào đó rồi, và ở đó có xe buýt. Có một người thuê xe buýt, và họ cho tôi đi cùng. Thế thôi; đó là lần duy nhất trên Hy Mã Lạp Sơn. Tất nhiên, sau đó, khi tôi xuống thị trấn để về nhà, thì có xe ngựa này nọ.

Nhưng trên Hy Mã Lạp Sơn, nơi tôi đi bộ – không có gì cả. Chỉ đi bộ mỗi ngày. Và giày của tôi thì ướt, chân tôi thì sưng. Tôi chỉ có hai bộ quần áo kiểu Punjabi – tất nhiên là quần dài và áo dài che phủ người đến đầu gối hoặc dưới đầu gối, để người ta mặc thấy trang trọng hơn. Thời xưa, đàn ông, phụ nữ đều mặc như vậy. Nhưng không có xe hơi. Và tôi luôn mặc quần áo ướt, giày ướt và chân sưng phồng, nhưng tôi yêu Thượng Đế. Tôi không sợ gì cả. Không quan tâm đến bất cứ điều gì. Không nghĩ ngợi nhiều về bất cứ điều gì. Tôi không bao giờ nghĩ hay là so sánh hay muốn gì tốt hơn – không gì hết.

Lúc đó tôi cũng không có nhiều tiền. Tiền phải giữ cho đường dài, nên tôi thậm chí không đủ khả năng để thuê bất kỳ ai khiêng hành lý. Nên tôi tự mang quần áo của mình. Một áo len chui đầu – Tôi nghĩ có lẽ cần, vì đó là tất cả những gì tôi có – và một bộ Punjabi khác giống như đồ ngủ pijama bên trong cái túi ngủ để tránh mưa. Và một bộ tôi đang mặc, thế thôi. Tôi không đủ tiền mua thêm gì nữa. Và một cái đĩa để làm bánh chapati và cũng để pha trà. Và một cái ly nhôm nhỏ và một cái thìa tôi cũng phải bán sau đó. Mọi thứ đều quá nặng khi mình lên vùng cao hơn của Hy Mã Lạp Sơn. Và tôi không bao giờ phải mặc cái áo len chui đầu vì tôi cứ đi bộ nên người luôn nóng, cho dù tôi bị ướt. Bằng cách nào đó, Thượng Đế đã bảo vệ tôi – chỗ nào [trên người] cần phải khô ráo, đều khô ráo. Chỉ có bàn chân bị ướt vì chúng luôn đi trên vùng ẩm ướt. Khi tuyết tan, nơi đó cũng dơ và lầy lội, và luôn luôn ướt. Nhưng tôi không thể làm gì được. Chỉ có một đôi giày thể thao đó. Và sau đó tôi không có vớ.

Tôi thậm chí không có hai đôi vớ. Tôi phải giặt rồi mang mặc chúng, nhưng chúng không bao giờ khô, vì tôi không bao giờ có đủ tiền để thuê một nơi bên cạnh đống lửa mà người ta cung cấp trong khu vực hành hương. Quý vị phải đi cho nhanh đến một ngôi nhà trú ẩn như vậy, vì nếu không quý vị sẽ bị bỏ lại trong bóng tối, trên đường phố, trong rừng rậm hoặc trên núi. Ở Hy Mã Lạp Sơn, quý vị không có ai để hỏi, không có hàng xóm, không có gì cả, chỉ có vài ngôi nhà bùn đơn sơ mà họ dựng rải rác đây đó, cách nhau khá xa, dành cho những người hành hương trong trường hợp họ cần. Và tất cả người hành hương đều có tiền bằng cách nào đó. Họ trả tiền, và tôi chỉ đứng sau lưng họ và giơ đôi vớ lên [để hơ] – đằng sau nhóm người đang đứng – không phải ngay trước đống lửa.

Nhưng tôi không bao giờ thấy buồn hay là lạnh hay gì cả. Và nếu chúng khô, thì tôi mang khô; nếu chúng ướt, thì tôi mang ướt, vì đằng nào sáng hôm sau cũng phải rời đi. Quý vị không thể ở trong nhà đó một mình. Quý vị cũng không được phép. Quý vị đi rồi một nhóm khác sẽ đến. Tôi không biết nhiều về bất cứ điều gì. Nếu mọi người đi, thì tôi đi. Có khi tôi phải đi một mình vì họ đi bộ theo một con đường khác, và họ đi rất nhanh. Và tôi chỉ có một mình với cây gậy, và cái túi ngủ ngày càng nặng hơn vì nước mưa thấm vào nó. Ngoài ra, con đường rất khó đi và tôi đi lên dốc. Nhưng lúc đó tôi rất vui. Không nghĩ ngợi nhiều về bất cứ điều gì.

Photo Caption: Nhảy Múa Tạ Ơn Mặt Trời

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (16/19)
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android