Bất cứ điều gì tôi dạy quý vị sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho quý vị và mang lại lợi ích lâu dài cho toàn thế giới. Cho nên hãy ráng hết sức làm theo. Và đừng lo nghĩ về trang phục và trang điểm của tôi. Kết quả chứng minh cho hành động của tôi. Hiểu chứ? Đừng phán xét hành động của tôi; mà phán xét kết quả của tôi. Được không? Bởi vì nếu một người tu hành không linh hoạt và không học cách thích ứng với hoàn cảnh vì lợi ích của nhân loại, thì người đó tiêu tùng rồi. Người đó là Phật chết. Mà chỉ có Phật sống, Phật tại thế, mới tốt cho thế giới. Phải không? […]
Cho nên tôi khuyên quý vị hãy luôn hành xử tốt và cố gắng hòa nhập với người dân ở quốc gia quý vị sống – cũng như đất nước chúng ta. Ngoài việc là người tu hành giỏi, mang lại phước lành cho bất cứ ai chúng ta tiếp xúc, chúng ta còn làm điều đó cho đất nước và cho hòa bình thế giới. Bởi vì khi đó, nhiều nước sẽ biết đến Âu Lạc (Việt Nam), và Âu Lạc (Việt Nam) sẽ biết đến nhiều nước khác. Rồi chúng ta hội nhập các nền văn hóa, mỗi nước sẽ tìm hiểu nước kia và nghĩ: “Ô, rốt cuộc Âu Lạc (Việt Nam) tốt quá!” Quý vị hiểu ý tôi không? Ờ. Vì vậy, trong tương lai, nếu tình hình chính trị quốc gia chúng ta trở nên thuận lợi hơn, nhiều nước đã biết đến chúng ta qua bao năm hội nhập và giao lưu văn hóa, thì họ sẽ sẵn sàng giúp Âu Lạc (Việt Nam) xây dựng tương lai. Capito (Hiểu không)? Nó sẽ (ảnh hưởng) lâu dài!
Vậy quý vị đi tới đâu, làm điều gì, đừng nghĩ rằng quý vị làm điều đó cho riêng nước Mỹ hoặc bất kỳ ai; mà là quý vị làm cho cả thế giới, nếu không phải cho Âu Lạc (Việt Nam). Chúng ta phải nghĩ rộng hơn, đúng, vì Âu Lạc (Việt Nam) cũng là một trong các quốc gia. Và bất cứ điều gì xảy ra ở một quốc gia thường ảnh hưởng đến toàn thế giới. Quý vị cũng biết điều đó. Bởi vì nếu mỗi quốc gia phát triển và hòa bình, thì, nhờ đó, thế giới sẽ hòa bình. Không phải vậy sao? (Dạ phải.) Nên ít ra chúng ta cũng chăm sóc ngôi nhà của mình, phải không? Và bây giờ chúng ta không có nhà, quý vị nói quý vị không có đất nước, nên lấy đất nước này làm nhà của mình. Nhưng nhân tiện, những gì quý vị làm ở đây sẽ ảnh hưởng tới tương lai của quê hương chúng ta. Cho nên, đừng lo lắng, sẽ không có gì bị mất, sẽ không có gì bị lãng phí đâu.
Bất cứ điều gì tôi dạy quý vị sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho quý vị và mang lại lợi ích lâu dài cho toàn thế giới. Cho nên hãy ráng hết sức làm theo. Và đừng lo nghĩ về trang phục và trang điểm của tôi. Kết quả chứng minh cho hành động của tôi. Hiểu chứ? Đừng phán xét hành động của tôi; mà phán xét kết quả của tôi. Được không? Bởi vì nếu một người tu hành không linh hoạt và không học cách thích ứng với hoàn cảnh vì lợi ích của nhân loại, thì người đó tiêu tùng rồi. Người đó là Phật chết. Mà chỉ có Phật sống, Phật tại thế, mới tốt cho thế giới. Phải không? Đó là lý do tôi dạy quý vị hãy chăm sóc chính mình. Hãy làm công việc của mình cho đúng. Làm việc. Dùng trí huệ của quý vị để chăm sóc, ít ra là cho gia đình quý vị, và bất cứ gì còn dư lại, thì mình giúp những người tuyệt vọng. Khi đó chúng ta có thể đóng góp không chỉ về mặt tâm linh cho thế giới, giúp thanh tẩy từ trường của thế giới, mà còn giúp về mặt tài chính, vật chất, và nhiều khía cạnh khác. Chúng ta phải phát triển mọi hướng để trở thành chúng sinh hoàn mỹ. Không phải vậy sao? (Dạ phải.) Nếu quý vị nói mình là chúng sinh hoàn mỹ, mà quý vị chỉ phát triển được một [phương diện], như là trí huệ, thì trí huệ của quý vị có ích lợi gì?
Vì chúng ta đang sống trên thế giới, từ khi chào đời, chúng ta đã nợ Địa Cầu này rất nhiều, ít nhất là về mặt vật chất, và bây giờ khi lớn lên, chúng ta có thể tự đứng vững rồi, mình sẽ báo đáp chút ân huệ nào đó, phải không? (Dạ phải.) Vì vậy, mỗi người phải chịu trách nhiệm về tài chính và gia đình của mình – điều mà tôi đã bảo quý vị hết lần này sang lần khác. Và bây giờ quý vị biết tại sao rồi. Có biết chưa? (Dạ biết.) Ừ, tốt. Cho nên, những gì tôi dạy quý vị thực sự mang lại lợi ích, không phải vì tôi kiểm soát quý vị hoặc bảo quý vị phải làm gì, mà vì quý vị thấy được kết quả của nó. Đúng không? (Dạ đúng.) Bây giờ, nếu tôi bảo quý vị: “Hãy theo tôi, xuống tóc. Mặc áo cà sa; đó là điều thánh thiện nhất mình có thể làm”. Vậy khi hỏa hoạn xảy ra chúng ta phải làm gì bây giờ? Chúng ta không có tiền và bản thân còn phải đi khất thực. Thế thì làm sao chúng ta có thể giúp những người gặp thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn và v.v.? Quý vị hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.)
Vì vậy, hãy mạnh mẽ lên. Hãy là người cho, đừng là người nhận, bởi vì Thánh nhân là như vậy. Nếu quý vị gọi mình là thánh hoặc tu hành cách cư xử thánh thiện, mà quý vị luôn dựa dẫm vào người khác, thì thật vô lý. Nếu không thể tự chăm sóc cho mình, thì làm sao có thể nói rằng quý vị sẽ chăm sóc người khác? Nếu vị thầy không đủ khả năng, thậm chí không thể chăm sóc chính mình, làm sao họ có thể khoe khoang là chăm sóc cả thế giới hoặc các đệ tử khác? Ờ. Minh Sư chăm sóc đệ tử về mặt tâm linh. Chắc chắn là vậy. Không nghi ngờ gì. Đó là bổn phận của một vị Minh Sư. Nhưng không thể tráo đổi điều đó; không thể đem điều đó để đổi lấy sự hỗ trợ vật chất. Cho nên, quý vị đang học để trở thành thánh. Quý vị đang học để trở thành thầy hoặc đang rèn luyện mình theo con đường của Minh Sư, theo con đường cao thượng. Vậy thì quý vị phải chăm sóc chính mình trước đã. Rồi quý vị mới có thể nói: “Tôi biết cách chăm sóc tha nhân”. Đúng không? (Dạ đúng.)
Thành ra tôi bảo quý vị bao nhiêu lần rằng quý vị đừng lạy những vị thần nhỏ hoặc tất cả những thứ nào phụ thuộc vào quý vị để sống. Bởi vì đôi khi họ lạy thần này, thần kia, thần thổ địa hoặc một số thần kỳ lạ khác. Và họ nói: “Nếu chúng ta không lạy họ, không cúng dường họ, các thần sẽ… biết không, bởi vì họ đang đói. Các thần đang đói và kết quả là họ sẽ không bảo vệ chúng ta”. Thật là buồn cười. Vì vậy tôi nói: “Nếu thần đó phụ thuộc vào quý vị về thực phẩm và tài chính để bảo vệ quý vị, thì thần đó chẳng hơn gì một tên đầu đảng côn đồ”, phải không? (Dạ phải.) Ừ, tên mà đi khắp nơi để thu tiền từ mấy ma cô này nọ để rồi bảo vệ họ. Nếu Thượng Đế là đại lý trao đổi thì chúng ta có thể đến lạy ngân hàng hoặc văn phòng trao đổi [còn hơn]. Vậy thì lạy thần nào đó để bảo vệ chúng ta thì có ích gì?
Chúng ta là thần. Chúng ta tự bảo vệ mình. (Dạ đúng.) Bằng không, thì lúc này hay lúc khác, chúng ta sẽ thất vọng vì không phải lúc nào cũng nhờ được người khác giúp đỡ trong đời mình. Không sớm thì muộn, lương tâm chúng ta sẽ bắt đầu khuấy động và cảm thấy rất tệ về điều đó. Hoặc nó trở thành thói quen và chúng ta mất đi khả năng tự lập. Và đó là cái giá rất đắt. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Phải, khả năng tự lập, tinh thần đấu tranh để sinh tồn – điều đó đắt giá hơn, (giá trị) hơn tiền bạc. Và chúng ta không thể mua nó được. Hãy giữ nó. Nếu quý vị muốn trở nên mạnh mẽ, nếu muốn trở thành người bảo vệ, người bảo vệ những người yếu đuối và thiếu thốn, những linh hồn trẻ, thì chính quý vị sẽ phải mạnh mẽ. Không đúng sao? (Dạ đúng.) Ờ. Đời sống này rất đơn giản. Nếu nhà quý vị quá lớn, tiền nợ nhà quá nhiều, thì quý vị mua căn nhà nhỏ hơn, phải không? Hoặc cho người khác giàu có hơn thuê – ví dụ như thế. Đừng để mình gặp rắc rối về tài chính và trở nên phụ thuộc, vì khi đó chúng ta đánh mất lòng tự hào. Chúng ta đánh mất lòng tự trọng. Mình không thể bán điều đó vì tiền. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Vì vậy, tôi luôn bảo quý vị: “Hãy tự chăm sóc bản thân”. Phải không? Để quý vị sẽ không bao giờ bị lệ thuộc.
Dĩ nhiên, đôi khi chúng ta cũng gặp thảm họa. Những hoàn cảnh bất ngờ. Thì lúc đó, chúng ta phải suy nghĩ thật nhanh. Hoặc chúng ta có thể nhận sự giúp đỡ khi nó thực sự là trường hợp khẩn cấp, như những người gặp hỏa hoạn này. Họ đã bị hỏa hoạn. Tất cả nhà cửa đều bị thiêu rụi – những ngôi nhà trị giá hàng triệu đô la. Rồi giả sử họ ổn, họ có bảo hiểm thì tốt. Nhưng bây giờ họ chẳng còn gì hết. Họ đang ở ngoài đường nên dĩ nhiên họ cần sự giúp đỡ của người khác. Không ai sẽ nói gì về điều đó. Nếu là tôi thì tôi cũng làm như vậy. Tôi cũng sẽ nhận sự giúp đỡ. Nếu tôi đang ở ngoài đường và trời lạnh, không có gì để ăn mà có ai đó giúp tôi, thì tôi sẽ nhận. Tôi sẽ không quá tự trọng mà [không] nhận sự giúp đỡ khi tôi cần. Bởi vì sau này mình mạnh mẽ, mình làm việc và giúp đỡ lại xã hội, giúp đỡ [những nạn nhân] hỏa hoạn kế tiếp. Không sao. Điều đó không sao. Cho nên khi gặp khó khăn như vậy, đừng nói: “Sư Phụ nói: ‘mình phải tự lập, không được nhận sự giúp đỡ từ bất cứ ai’, nên bây giờ mình phải chết”. Phải không? (Dạ phải.) Ờ. Phải biết uyển chuyển. Hãy học lời dạy của tôi và lĩnh hội, hiểu thấu và vận dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Phải biết cái gì đúng, cái gì sai. Đừng luôn luôn nói: “Sư Phụ nói thế này”, rồi nhất định phải như thế đó. Đó là ngu ngốc hết sức. Vậy là không tốt.
Cho nên, thí dụ, tôi đã bảo quý vị rồi, người ta lúc nào cũng cứ hỏi tôi tại sao tôi trang điểm, tại sao tôi mặc như thế này, tại sao tôi không mặc áo cà sa. Sao tôi phải mặc áo cà sa chứ? Bây giờ áo cà sa có ích lợi gì? Khi tôi ngồi đây với quý vị, dù tôi mặc áo cà sa hoặc trang điểm, điều đó có gì khác biệt với quý vị? Trước tiên, tôi không cần phải nói lý do. Những gì tôi khoác lên bộ xương này thì có gì khác biệt với quý vị? Điều đó có gì khác biệt với quý vị hay với tôi đâu? Đúng không? (Dạ đúng.) Đúng. Nhưng vì xã hội đòi hỏi, và bây giờ tôi ở một vị trí khác và với sức ảnh hưởng khác, nên tôi phải làm như thế này. Điều đó tốt cho quý vị, tốt cho mọi người và tốt cho sự kết nối với toàn thế giới – để tôi có thể giúp nhiều người hơn thay vì bám víu vào áo cà sa, và chỉ giúp bản thân tôi và một số người còn chấp nhất vào kiểu hình tướng bên ngoài, rồi chẳng đi tới đâu hết. Hiểu không? (Dạ hiểu.)
Vì vậy, bất cứ gì quý vị học được từ Thánh nhân với những giáo lý khác nhau, học rồi biến nó thành của riêng mình. Học và biết uyển chuyển. Đức Phật cũng nói điều tương tự. Đừng nói rằng tôi đang dạy khác với Đức Phật. Đừng nói tôi không mặc y phục giống Phật. Đức Phật đã nói gì? “Lời dạy của ta chỉ như chiếc bè”. Khi đã đi qua sông rồi, quý vị không vác bè trên đầu, trên vai nữa. Nếu như thế thì nó sẽ thành chướng ngại cho mình. Khi quý vị qua sông từ phía này, quý vị cần có chiếc bè để đưa quý vị qua. Nhưng một khi đã đến bờ bên kia, quý vị không phải lúc nào cũng vác chiếc bè kè kè bên mình. Bởi vì chiếc bè trước đây là cái giúp quý vị, là công cụ giúp đỡ. Bây giờ trong tình huống này, nó trở thành chướng ngại. Hiểu ý tôi nói không? (Dạ hiểu.) Và rồi quý vị sẽ va vào cây cối và những người xung quanh khi quý vị lúc nào cũng đội chiếc bè lên đầu, rồi quý vị cảm thấy mệt mỏi vì nó. Bởi vì quý vị nói: “À, chiếc bè đã giúp tôi. Tôi phải trung thành với nó. Tôi phải ngủ với nó, mang nó đi khắp nơi và cùng nó xuống mồ”. Như vậy không phải buồn cười sao?
Tương tự như thế, chiếc áo cà sa là thứ mà tôi nghĩ đã giúp tôi làm rào chắn tránh xa thế tục để không có bạn trai nào đến làm phiền tôi. À, tôi đã từng thu hút các bạn trai. Không phải tôi có nhiều, nhưng tôi đã thu hút họ. Vì vậy, tôi nghĩ [mặc áo cà sa] sẽ tốt và cũng cho phép tôi đi khắp nơi và thấy một xã hội khác, và người ta sẽ không thắc mắc tại sao tôi đi khắp nơi nhiều vậy. Tăng ni có thể đi khắp nơi và học. Điều đó không sao. Nhưng bây giờ tôi đã học rồi, phải không? Tôi đã tinh thông những gì tôi học. Vậy tôi không cần áo cà sa đó nữa. Tôi có thể mặc, hoặc không mặc. Tùy theo nó mang lại lợi ích cho tôi và người khác như thế nào. Bây giờ, nó không có ích gì hết. Nó vô dụng, nên tôi phải ném nó đi. Đó là một lý do rất đơn giản. (Dạ đúng.) Và quý vị thấy chúng ta phát triển nhanh hơn thế nào rồi. Bởi vì trước đây, tôi chưa nổi tiếng, tôi có thể mặc bất cứ gì – tôi mặc áo cà sa, được thôi. Nhưng bây giờ tôi không cần nó nữa. Bây giờ nó là chướng ngại cho tôi và cho cả quý vị nữa bởi vì quý vị sẽ luôn luôn chấp vào áo cà sa của tôi. Quý vị nghĩ nếu không mặc áo đó thì sẽ không bao giờ thành Phật. Vớ vẩn. Tôi có thể [chửi] thề, nhưng chỉ nói “vớ vẩn” thôi. Bởi vì... Bởi vì như thế, có lẽ quý vị sẽ la tôi. Thực ra, điều đó đáng bị [chửi] nhiều hơn là chỉ nói “vớ vẩn”. Nhưng thôi, cứ giữ [chữ đó]. Dẫu sao, tôi cũng là một quý cô.
Vậy, thấy không, nhiều quý vị phải suy ngẫm về lời dạy của tôi, phải suy nghĩ về những gì tôi dạy. Và làm ơn vận dụng trong những tình huống khác nhau. Đừng bám vào một khía cạnh nào trong lời dạy của tôi rồi gây rắc rối cho bản thân và cho người khác. Tôi đã bảo quý vị nhiều lần rồi, nhưng một số không bao giờ hiểu. Ngay cả (Ngũ) Giới tốt cho quý vị và chúng [phù hợp] cho những trường hợp bình thường. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt mà quý vị phải sử dụng trí huệ của mình để xử lý. Một lần nọ, có người hỏi tôi về một đồng tu của chúng ta – đã thọ Tâm Ấn, nhưng hiện giờ anh ấy đang ở trong quân đội. Trong khoảng thời gian đặc biệt đó và đơn vị đặc biệt đó, họ không cho [lính] ăn thuần chay. Thậm chí không thể mang bất kỳ thực phẩm thuần chay nào vô – trong khoảng thời gian vài tháng đó. Và anh ấy buộc phải nhập ngũ vì đến tuổi, chứ không phải vì anh muốn. Chỉ trong tình huống đó, trong vài tháng, không được phép đem thực phẩm nào từ ngoài vô. Rồi người mẹ khăng khăng bắt anh ấy phải ăn thuần chay. [Nhưng] ở đó chẳng có gì cho anh ấy ăn cả. Không có thức ăn thuần chay ở đó. Không cần phải bắt anh ấy ăn thuần chay. Cứ bảo anh ấy chết ngay lập tức. Quý vị hiểu ý tôi không? Tốt hơn là nên giữ anh này sống. Vì vậy, quý vị phải luôn dùng trí huệ của mình. Hiểu không? (Ngũ) Giới, lời dạy, là chỉ để hướng dẫn. Đừng rập khuôn; quý vị sẽ chết. Quý vị không thể đeo nó lên cổ; nó sẽ trở thành gánh nặng cho quý vị. Rồi há. Cùng một điều mà cứ lặp đi lặp lại hoài.