Khi chúng ta ngồi, nó giống như một ly nước bị lắc. Phải mất một lúc nó mới lắng xuống. Rồi chúng ta mới trong sạch và định tâm. Trong sự tu hành, nếu chúng ta có thể thọ Tâm Ấn mà lập tức nhập định và thành Phật, thì chúng ta đâu cần phải thiền mỗi ngày. Cho dù vào ngày Tâm Ấn, chúng ta có thể nhập định và thành Phật, thì sau khi về nhà, chúng ta vẫn phải tiếp xúc với người khác, và họ cũng sẽ làm ô nhiễm mình một chút. Đầu óc chúng ta vẫn còn ghi lại những loại ấn tượng đó, những ấn tượng khác nhau. Vì vậy, khi ngồi thiền, những ấn tượng đó sẽ không biến mất ngay lập tức.
(Khi con thiền, con cứ bị phân tâm; khi nào đầu óc mới hết tạp niệm?) (Cô ấy nói rằng khi cô ấy thiền, tạp niệm cứ liên tục xuất hiện. Những tạp niệm. Như vậy thì khi nào những tạp niệm này mới hết?) Ngồi lâu hơn sẽ hết. Khi nhập định thì sẽ không còn tạp niệm. Không nhập định thì sẽ có tạp niệm. Vì vậy, cô ấy nên ngồi cho đến khi nhập định thì chúng sẽ hết. [Nhưng] đừng để ý đến những tạp niệm đó. Cứ niệm Năm Hồng Danh và tập trung ở đây. Một lát sau chúng sẽ biến mất. Ngồi lâu một chút. Chắc chắn sẽ có lúc nhập định. Sau khi ngồi xuống, có lẽ 20 phút đầu, đa số mọi người chưa nhập định và có nhiều tạp niệm. Sau 20 hoặc 40 phút, đầu óc quý vị sẽ ổn định hơn. Nói với cô ấy rằng không sao đâu. Cứ tiếp tục thiền. Nó sẽ khá hơn trước khi mình biết. Sau này sẽ ổn thôi. Nếu không, trong lúc ngủ quý vị cũng sẽ nhập định. Trong lúc đó, Sư Phụ sẽ dẫn quý vị đi lên để học các thứ. Khi đó, không còn tạp niệm nữa. Quý vị chắc chắn sẽ tiến bộ. Mỗi ngày, hãy thiền theo thời gian của mình. Dù tiến bộ hay không, cũng cứ tiếp tục thiền. Một ngày nào đó, quý vị sẽ biết.
Tại vì chúng ta làm việc cả ngày, liên lạc và giao thiệp với mọi người, nên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng Vì vậy, khi chúng ta ngồi, nó giống như một ly nước bị lắc. Phải mất một lúc nó mới lắng xuống. Rồi chúng ta mới trong sạch và định tâm. Trong sự tu hành, nếu chúng ta có thể thọ Tâm Ấn mà lập tức nhập định và thành Phật, thì chúng ta đâu cần phải thiền mỗi ngày. Cho dù vào ngày Tâm Ấn, chúng ta có thể nhập định và thành Phật, thì sau khi về nhà, chúng ta vẫn phải tiếp xúc với người khác, và họ cũng sẽ làm ô nhiễm mình một chút. Đầu óc chúng ta vẫn còn ghi lại những loại ấn tượng đó, những ấn tượng khác nhau. Vì vậy, khi ngồi thiền, những ấn tượng đó sẽ không biến mất ngay lập tức. (Con xin lỗi.) Anh đang ở đâu vậy? Tôi nói cho dù vào ngày Tâm Ấn, chúng ta thiền rất tốt và nhập định, thì khi xuất thiền và về nhà, chúng ta vẫn phải tương tác với người khác. Rồi, những ấn tượng và rắc rối của họ sẽ ảnh hưởng đến đầu óc của chúng ta, và khi chúng ta thiền, nó sẽ không biến mất ngay lập tức. Thông dịch có ổn không? (Dạ ổn ạ.) May mắn, may mắn. Rồi.
Ở đây trước, phải không? Cô, không hả? Được, nói trước đi. (Con thấy có nhiều sợ hãi…) Nói lớn lên. (Con thấy bản thân có nhiều sợ hãi…) (Khi chị thiền hả?) (Không, lúc bình thường. Thiền có thể làm cho sợ hãi biến mất không?) (Khi thiền, sợ hãi có biến mất không?) (Đúng rồi. Tôi thấy có nhiều sợ hãi bên trong, và nếu tôi thiền... Bình thường, thường thì tôi sợ.) (Cô ấy thường sợ hãi. Khi không thiền, cô ấy thường thấy những hoàn cảnh khủng khiếp. Và ngoài ra, còn có… Cô ấy cảm thấy sợ hãi khủng khiếp. Vì thế cô ấy hỏi: Thiền có thể giúp giải quyết vấn đề này không?) Có, có chứ. Đó là nghiệp từ tiền kiếp. Cô ấy nhìn thấy những chuyện khủng khiếp gì? (Con có rất nhiều nỗi sợ hãi, và con đã phải vật lộn khá nhiều với điều đó. Đó là sợ nhiều thứ khác nhau. Không chỉ một thứ.) (Cô ấy nói mấy năm trước có những chuyện rất khó khăn. Nhưng có nhiều loại đối tượng khác nhau...) (Lúc đó con cảm thấy rất lo lắng.)
Trải nghiệm hồi trước, phải không? (Vậy, chị đã có trải nghiệm trong quá khứ,) Trải nghiệm của chính cô ấy hả? (và nó biểu hiện theo những cách khác nhau?) (Dạ, trước kia con rất lo lắng, nhưng sau khi có chuyện gì đó xảy ra, con lại càng lo lắng hơn.) (Cô ấy nói nó đã xảy ra trước đây.) (Nỗi sợ hãi của con về đối tượng nào đó hoặc có lẽ nhiều đối tượng.) (Cô ấy nói cô ấy từng sợ hãi. Nhưng sau một vài năm, có gì đó đã xảy ra. Nhiều đối tượng trở nên đáng sợ. Cô ấy thường xuyên sợ chúng.) Anh dịch có đúng không đó? (Con không hiểu. Cô ấy... Con không biết ý cô ấy muốn nói gì. Con không thấy có ý nghĩa gì cả. Cô ấy khá là...) Anh hỏi lại cô ấy cho rõ ràng. (Xin nói lại chính xác, vì tôi không hiểu rõ.) (Hàng ngày tôi rất lo sợ về điều gì đó. Tôi sợ, lo lắng.) (Nguyên nhân là gì?) (Lo lắng? Tôi không biết chính xác. Đó là nhiều thứ khác nhau mỗi ngày…) (Cô ấy chỉ cảm thấy lo lắng.) (Dù sao, cô ấy thường cảm thấy sợ hãi.) Bảo cô ấy luôn luôn nhớ niệm Năm Hồng Danh. Nếu không có ai xung quanh, cô ấy có thể niệm lớn tiếng mỗi ngày khoảng nửa tiếng hoặc một tiếng. Khi không có người chưa Tâm Ấn xung quanh. Nếu đồng tu có thời gian hoặc sống gần đó, họ có thể cùng niệm với cô ấy. Một thời gian sau, nó sẽ ổn. Nếu ban đêm cảm thấy bị đe dọa, hãy bật đèn, một ngọn đèn nhỏ ở bên ngoài. Và khi ngủ cứ để đèn sáng. Vậy nhé?
(Khi con thiền, con thấy đầu gối và mắt cá chân rất đau. Con cảm thấy rất đau.) (Đầu gối và mắt cá chân của anh rất đau?) (Đúng vậy.) (Khi anh ấy thiền, anh ấy cảm thấy rất đau ở đầu gối.) Khi ngồi xếp bằng, phải không? (Nó xảy ra ngay cả khi con ngồi thoải mái.) (Sau đó thì sao?) (Đầu gối của con đau rất nhiều, ngay cả khi con chỉ thiền ở tư thế bình thường.) Ngồi xếp bằng mới như vậy, phải không? (Rồi sao?) (Ý con là, con biết có thể sẽ khá hơn theo thời gian, nhưng con tự hỏi có cách nào giải quyết nhanh hơn không...) (Khi thiền, anh ấy cũng cảm thấy đau chỗ này chỗ kia. Anh ấy mong muốn giải quyết vấn đề đau cho nhanh. Anh ấy muốn biết mình có thể làm gì.) Tôi đang hỏi có phải anh ấy ngồi xếp bằng để thiền hay không. (À dạ, con xin lỗi. Anh có thiền trong tư thế xếp bằng không?) (Có.) (Dạ có.) Vậy thì nói với anh ấy không cần ngồi xếp bằng. Cứ ngồi trên ghế là được.
(Ngay cả khi ngồi trên ghế, chân con cũng cảm thấy hơi mất cảm giác. Con nghĩ nó hơi bất thường. Lúc thiền thì như vậy, [nhưng] khi không thiền thì không đau nhiều lắm.) (Anh ấy nói rằng ngồi trên ghế để thiền thì hơi... kiểu như có cảm giác khó chịu. Trong cuộc sống hàng ngày, anh ấy cũng cảm thấy như vậy.) Vậy thì vấn đề có thể là ở anh ấy. Anh ấy phải gặp bác sĩ. Nếu không phải do thiền mà bình thường đã vậy thì phải đi gặp bác sĩ. (Tuy nhiên, khi làm việc thì con không cảm thấy bị gì cả.) (Sao ạ?) (Khi làm việc, thì con không sao.) (Khi anh ấy làm việc thì không đau, nhưng khi anh ấy thiền hoặc khi không làm việc…) Vậy, bảo anh ấy tiếp tục làm việc và đừng có thiền.
Anh nói với anh ấy có lẽ là vì anh ấy không quen với việc ngồi xếp bằng. Sau khi ngồi một lúc, chân sẽ bị tê hoặc đau nhức. Nhiều người bị như thế. Nếu anh ấy không quen thì không cần phải ngồi xếp bằng. Anh ấy có thể ngồi trên ghế và thiền. Nếu cảm thấy bị tê thôi thì không sao. Tê hoặc đau đều không sao. Nhiều người bị vậy mà. Nếu nhẫn nại ngồi một lát thì nó sẽ hết. Bởi vì khi chúng ta thiền, nó cũng giống như đang chết. Linh hồn từ từ rời khỏi… Tất cả… nguyên khí của chúng ta, linh khí của chúng ta, được thu lên từ từ, và sau đó nó thoát ra ngoài. Vì vậy, nếu anh chưa quen thì quá trình này sẽ mất một lúc. Nó xảy ra từ từ và dần dần, và cảm thấy đau. Sau khi quen rồi, chỉ cần nhắm mắt lại là đi mất. Quý vị sẽ đi mất – không chậm, không từng chút một nữa. Không sao khi thân thể vẫn ở đó. Nó không cảm thấy đau nữa.
Được rồi. Nói đi. (Khi con thiền Quán Quang [thiền Ánh Sáng Thiên Đàng nội tại], có một vòng tròn rất lớn và màu sắc của nó liên tục thay đổi. Thưa, vậy có bất thường không?) (Anh thấy một vòng tròn hả?) (Phải, và nó cứ xảy ra theo nhiều cách khác nhau, ba hoặc bốn cách khác nhau, không phải chỉ một cách. Vì vậy, con tự hỏi điều đó có bình thường không và tiếp tục làm như vậy có sao không.) (Anh ấy nói rằng khi anh ấy thiền Ánh Sáng [Thiên Đàng nội tại], có một vòng tròn rất lớn xuất hiện trước mặt. Và có ba hoặc bốn màu cứ hiện lên. Thưa, thế có ổn không? Luôn như vậy.) Vậy không ổn sao? Anh ấy nghĩ gì? Anh ấy nghĩ thế là ổn hay không? Ngốc quá. Câu hỏi ngớ ngẩn. “Ngốc” tiếng Đại Hàn nói như thế nào? Đây, người này. Được rồi. Không sao.
Photo Caption: PHẢI CÓ GÌ ĐÓ TÔ ĐIỂM CHO PHẦN KHÔNG ĐẸP MẮT!