Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chuột Vàng Thánh Thiện, Phần 5/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Có một thầy lang nữa. Có một ngày, ổng được mời đến khám cho một người mà vô tình tự bắn mũi tên trúng anh ta trong lúc đang tập bắn cung. Anh ta bắn trúng chân mình. Cái mũi tên đâm sâu vô, nửa trong thịt, nửa ở ngoài. Rồi ông thầy lang mới lấy con dao ra, cắt bỏ nửa mũi tên bên ngoài đi, rồi [kêu anh ta] đi về. Người bị thương [mới la lên]: “Nè, nè, nè…!

Rồi, có lẽ đây cũng là ông lang băm đó. Một ngày nọ, có một người mẹ đến gặp ông để khám bệnh cho đứa con bệnh rất nặng. Đứa nhỏ bị sốt, nhiệt độ rất cao. Ổng cho nó uống cái gì đó rồi đứa nhỏ đó cũng “đi thăm Phật A Di Đà luôn” tức khắc liền sau đó. Cho nên, cha mẹ [đứa nhỏ] tới gây rắc rối cho ông lang băm này. Ông thầy lang này không tin nên mới tới nhà đứa nhỏ đặng tự xác nhận. Rồi, ông nhìn đứa nhỏ nằm cứng đơ, lạnh ngắt ở đó. Rồi ổng rờ đứa nhỏ, và nói: “Cái gì! Sao còn đổ thừa cho tôi? Bà nói với tôi là đứa nhỏ cần thuốc trị sốt và lúc đó nó rất nóng. Bây giờ nó lạnh như thế này! Thế thì thuốc của tôi có hiệu nghiệm, sao bà còn trách tôi”.

Có một thầy lang nữa, có lẽ ở một nơi khác. Đừng nên để một người bị mang tiếng nhiều quá. Há? Ờ, cho là ông lang băm này ở một tỉnh khác đi ha. Ông này lúc nào cũng khoe là có khả năng trị tất cả mọi bệnh tật. Cho nên, một ngày nọ, có cụ già bỗng nhiên đến nhà ông hỏi rằng: “Tôi nghĩ lúc nào ông cũng khoe là ông rất giỏi, luôn luôn có khả năng trị khỏi bệnh cho người ta. Vậy có bao nhiêu bệnh nhân mà ông đã chữa khỏi rồi?” Ông thầy lang mới nói: “À, ai tới là tôi trị hết liền, không có vấn đề gì cả. Ai tới là được chữa khỏi liền”. Ông già này nhíu lông mày lại, nói: “Ha! Ông quên điều này rồi”. Rồi ông thầy lang hỏi: “Cái gì?” Ông già nói: “Lần trước, ông cho cháu tôi cái toa thuốc, và hứa rằng ‘uống thuốc này trong một năm thì nó sẽ lành bệnh’. Nhưng sau khi uống mới có một tháng mà nó đã chết queo rồi. Ông quên điều đó sao. Ông giải thích sao đây?” Ông lang băm mới nói: “À... suỵt suỵt suỵt, thấy không, thấy không, thấy không! Nó là bệnh nhân rất cứng đầu. Tôi biểu nó uống một năm mà nó uống có một tháng thôi”. Sao chết mau vậy, phải không? Còn tới mười một tháng nữa mà.

Có một thầy lang nữa. Có lẽ ở chỗ khác, há. Thầy lang giỏi, tìm đâu cũng có. Bởi vì ổng là thầy thuốc duy nhất ở trong huyện, nên ai cũng mời ổng hết. Có một ngày, ổng được mời đến khám cho một người mà vô tình tự bắn mũi tên trúng anh ta trong lúc đang tập bắn cung. Anh ta bắn trúng chân mình. Không biết sao lại làm được vậy, nhưng… Rồi anh ta tìm đến thầy lang này và ông... Cái mũi tên đâm sâu vô, nửa trong thịt, nửa ở ngoài. Rồi ông thầy lang mới lấy con dao ra, cắt bỏ nửa mũi tên bên ngoài đi, rồi [kêu anh ta] đi về. Người bị thương [mới la lên]: “Nè, nè, nè…! Còn nửa mũi tên trong đó nữa”. Ông thầy lang mới lắc đầu, nói: “Không, cái đó anh phải kiếm bác sĩ nội khoa đi. Tôi chỉ trị ngoại khoa thôi”. Quý vị gọi đây là gì? Bác sĩ mà chỉ khám bên ngoài thôi gọi là gì? (Bác sĩ tổng quát.) À, phải, phải! “Tôi chỉ là bác sĩ tổng quát. Phải đi kiếm bác sĩ nội khoa mới được”. Bác sĩ nội khoa? Thật dễ thương… phải đi tới hai bác sĩ lận.

Có một ông thầy lang nữa, có lẽ ở một chỗ khác. À, không biết ông ta cho toa thuốc làm sao mà sau khi bệnh nhân uống, cũng đi thăm Thánh Phê-rô luôn. Anh ta là người Công giáo! Nên anh đã đi thăm Thánh Phê-rô, không bao giờ trở lại nữa. Dù sao đi nữa, dĩ nhiên là người nhà bệnh nhân không thích như thế, cho nên mới đi kiện ông. Nhưng ông thầy lang này tới lạy lục, năn nỉ với mấy người đó. Làm ơn suy xét lại, đừng gây rắc rối cho ông, tại vì mặc dù ông là thầy lang, nhưng ông chỉ là lang băm thôi. Ông không có nhiều tiền, không đủ khả năng để ra tòa này kia như vậy. Dù họ kiện ông đi nữa, họ cũng đâu có được gì, vì dầu sao ông đâu có đủ tiền để trả họ. Bây giờ họ biết làm gì đây, chỉ biết làm gì êm xuôi nhất thôi. Nhưng không đưa ông ra toà gây rắc rối cho ông là được. Ờ. Sau một lúc năn nỉ như thế, người nhà bệnh nhân cũng nguôi đi, họ cũng thấy tội nghiệp cho ông lang băm này. Nên, họ nói: “Được rồi. Thôi ít ra ông đến khiêng cái xác đó ra nghĩa trang và đào huyệt này nọ, rồi lo chôn cất đàng hoàng, vậy là được rồi. Như vậy mới công bằng, đó là điều tốt nhất rồi, mà chúng tôi có thể làm cho ông. Chúng tôi cũng cảm thấy tội nghiệp cho ông lắm rồi đó, vậy được chưa”. Ông thầy lang nói: “Đồng ý”.

Đến ngày chôn cất, ông, vợ ông, đứa con trai với đứa con dâu, bốn người khiêng bốn góc quan tài. Khiêng, tại vì hồi xưa không có xe. Nên họ phải dùng vai mà khiêng – hai người đằng trước, hai người đằng sau. Rồi, sau khi họ đi được một hồi thì ông thầy lang thấy mệt quá chừng. Ổng già và gầy ốm. Ổng mới nói: “Nói cho tụi bây nghe. Muốn làm người thì đừng bao giờ học nghề thầy thuốc. Muốn làm người thì đừng bao giờ học về thuốc men”. Người vợ cũng thở dài, nói: “Phải. Ông học nghề thuốc, nên vợ con ông mới bị khốn khổ lây như vầy đây”. Đứa con trai cũng nói thêm vào: “Ôi Trời ơi! Cái đầu nó bự quá, ba má khiêng ở đằng chân còn đỡ. Con ở đằng trước. Cái đầu nặng quá trời. Con đi muốn không nổi nữa rồi”. Và người con dâu sau cùng cũng nói: “Ba à, sau này ba có chữa trị cho ai, thì lựa người gầy ốm một chút nha”.

Rồi, bây giờ, chúng ta qua truyện khác. Chúng ta không nói xấu mấy ông thầy thuốc nữa. Mình nói xấu người khác. Có một người ở Âu Lạc (Việt Nam) hay là ở Trung Quốc, họ có người kiểu như linh mục trong nhà thờ Công giáo, chuyên đọc lời cầu nguyện hay cầu siêu ở đám ma này kia cho người ta. Người ta thích như vậy. Nhưng người này lại không biết chữ, nên ông ta không biết viết gì nhiều. Cho nên khi đến đó, ông ta phải sửa soạn tờ giấy để đọc trước người chết và phải viết tên người chết vô trong đó nữa. Như là: “Ồ, ông X hay ông Epsilon gì gì đó đã chết hôm nay, xin tất cả Thiên quân hãy dẫn họ lên Thiên Đàng vì người này là người tốt”, hay đại khái vậy.

Vì ông này không biết chữ nên ổng không biết viết tên. Mà người chết này tên là ông “Tròn”, quý vị biết “Tròn” không? Ờ. Ông William Tròn. Mà ông kia không biết viết chữ “Tròn” làm sao. Nên ổng nói: “Ồ, thôi kệ”. Ổng chỉ vẽ một cái vòng tròn thôi, hình số không và nói: “William”. Ổng viết được “William”, ông tự đánh vần để viết chữ – “William” và “Tròn”. Ổng vẽ vòng tròn trong đó. Vì những công thức khác, ổng đã học thuộc lòng biết hết rồi, nên thậm chí không cần phải biết tới. Ổng thuộc lòng rồi. Cho dù lúc đọc, cũng không cần nhìn. Nhưng ổng phải điền cái tên vô, giống như khi quý vị đi thọ pháp, quý vị cũng phải điền tên vô chỗ trống. Nhưng nếu tên là “Tròn” thì đừng có vẽ vòng tròn vô nha.

Dân làng ở đây nhiều người biết ông này không được học hành gì mấy. Và người này lại tên là William Tròn. Rồi họ thấy ông viết tên này bằng cái vòng tròn, nên họ cười. Rồi họ đợi khi ông đi nhà vệ sinh hay đi đâu đó, họ mới nghịch ngợm tới gạch một đừờng? Gạch một đường trên đó. (Đường gạch?) Một gạch trên đó. Ờ, đúng rồi, đúng rồi. Gạch một đường kế bên vòng tròn như vầy nè. Hiểu ý tôi không? À, không, không, họ vẽ như vầy nè. Như thế này. Ở Âu Lạc (Việt Nam) có người làm gáo dừa. Họ chặt trái dừa khô ra, rồi khoét hai lỗ ở hai đầu, rồi xỏ cây ngang vào đó, dùng nó để múc nước từ cái lu. Giống như… cái gì bên tiếng Anh? (Giá múc canh. Cái giá.) Cái giá. (Như cái giá lớn.) Cái giá. (Cái gáo.) Cái gáo. Rồi. Nó giống như cái gáo vậy.

Cho nên lúc ông cha xứ trở lại, ông đọc: “Hôm nay ngày mười tháng Tư năm 1996, trời đất thiên địa hãy nghe tôi. Có một người rất tốt, tên là ông William Gáo…” Bởi vì bây giờ ông thấy nó giống như cái gáo dừa vậy. Mọi người cắt ngang lời ông nói. Họ không nhịn được cười, vì họ biết họ đã làm gì và nói: “Này! Tên của ông ấy là Tròn, chứ không phải là Gáo. Sao ông lại đọc sai tên vậy?” Ổng mới nói: “Hả? Vậy chớ tên thủ phạm nào đã gắn cái cán vô đây?” Rồi, rồi. Quý vị hiểu hả? Nhớ đừng có vẽ cái vòng tròn, nếu không người ta sẽ để cái cán vô đó nha.

Photo Caption: Động Đá Nho Nhỏ, Có Thể Là Mái Nhà Dấu Yêu!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/6)
1
2024-03-29
3847 Lượt Xem
2
2024-03-30
3317 Lượt Xem
3
2024-03-31
3215 Lượt Xem
4
2024-04-01
2973 Lượt Xem
5
2024-04-02
2941 Lượt Xem
6
2024-04-03
2768 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
37:34

Tin Đáng Chú Ý

244 Lượt Xem
2025-01-08
244 Lượt Xem
2025-01-07
1202 Lượt Xem
37:37

Tin Đáng Chú Ý

331 Lượt Xem
2025-01-07
331 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android