Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Công Đức Và Tình Thương Của Chúng Ta Có Thể Thay Đổi Và Thăng Hoa Tha Nhân, Phần 3/7

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Càng lớn tuổi, chúng ta càng trở nên khiêm tốn. Càng lớn tuổi, chúng ta càng nhận ra rằng thế giới không hoàn mỹ lắm. Không như chúng ta mong muốn, nhưng chúng ta chỉ đơn giản chấp nhận. Chấp nhận bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta cũng phải nên biết ơn Thượng Đế mỗi ngày mà chúng ta còn sống, còn có thể ngồi khoanh chân để thiền, (Dạ.) có thức ăn (thuần chay) để ăn, và có mái nhà để che mưa che gió. Như vậy đã hạnh phúc lắm rồi. (Dạ.) Và còn có Thế Giới Hoà Bình. (Dạ đúng.)

Anh vẫn còn nóng tính phải không? (Thưa hiền hòa hơn.) Phải, phải. Hiền hòa hơn thì tốt. Càng lớn tuổi, chúng ta càng hiền hoà hơn. Càng lớn tuổi, chúng ta càng hiểu chuyện hơn. Khi còn trẻ, chúng ta bốc đồng hơn. Không sao; hãy tha lỗi cho chính mình. Khi còn trẻ, chúng ta nghĩ thế giới phải nên rất đẹp. [Nhưng] tại sao chỗ này không đẹp, chỗ kia không đẹp? Và rồi chúng ta nổi giận. Chúng ta nổi giận và phát cáu. Khi lớn tuổi, ồ, không có ai lộn xộn với mình thì đã rất tốt rồi. Đi lại vững là tốt rồi. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Nếu ngồi xuống lấy đồ rồi có thể đứng dậy được, thì “Chà! Tuyệt vời”. Mình đã cảm thấy rất biết ơn Thượng Đế rồi.

Càng lớn tuổi, chúng ta càng trở nên khiêm tốn. Càng lớn tuổi, chúng ta càng nhận ra rằng thế giới không hoàn mỹ lắm. Không như chúng ta mong muốn, nhưng chúng ta chỉ đơn giản chấp nhận. Chấp nhận bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta cũng phải nên biết ơn Thượng Đế mỗi ngày mà chúng ta còn sống, còn có thể ngồi khoanh chân để thiền, (Dạ.) có thức ăn (thuần chay) để ăn, và có mái nhà để che mưa che gió. Như vậy đã hạnh phúc lắm rồi. (Dạ.) Và còn có Thế Giới Hoà Bình. (Dạ đúng.) Nói quý vị biết, tôi không thể đi qua mỗi lối đi. Mọi người cố hết sức để nhìn tôi nha. (Dạ.) Tôi không thể đi hết được. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Không có chi. (Sư Phụ rất xinh đẹp.) Cảm ơn. Cảm ơn. Đẹp lão hả? Đẹp lão, đẹp lão. Cảm ơn mọi người hạ cố đến nhà tôi. Ở đây nhìn cũng khá đẹp. (Dạ.) Họ tạo ra nó bằng tình thương, [dù] tôi không yêu cầu. Đối với tôi thì nơi nào cũng tốt cả.

Hôm qua tôi đi xem… À, cảm ơn quý vị. Hôm qua, tôi đi xem một chỗ khác bởi vì tôi sẽ ở lại đó một thời gian. Một khoảng thời gian. Cho nên họ muốn làm một căn nhà tạm gì đó. Tôi nói là không cần thiết. Chỉ cần dựng lều và để mái lên là được rồi. Với một chút riêng tư, ở một góc là được rồi. Thật sự như thế. Và rồi tôi rất vui vì họ thật sự đã làm như vậy. Họ dựng một tàn che, tương tự như của quý vị, nhưng không dày, không vững chắc bằng. Rồi họ che nó bằng tấm nhựa. Bên trong là một cái lều lớn. Và họ để vài cái ghế và một cái bàn. Nhìn rất thoải mái. Tôi không muốn rời đi. Thực sự không muốn rời đi. Tôi thích lối sống này. Thích lối sống như thế. Tôi cảm thấy tự tại hơn. Hiểu không?

Nếu quá… quá nhiều nhà… tôi… Ở đó có rất nhiều nhà, chỉ là tôi không muốn sống trong đó thôi. Có một căn nhà cho tôi để ở, có vài phòng. Tôi không muốn. Tôi không muốn sống trong đó. Dựng lều trên mái nhà rồi có một bàn và một ghế là được. Hiểu không? Họ cũng chuẩn bị mùng để phòng khi có muỗi. Nhưng ở đó ổn. Những chú muỗi nghĩ: “Ngài đã rất đáng thương rồi, chúng con không cần…” Phải. Muỗi cũng cảm thấy không cần bắt nạt tôi nữa. Đó là hôm qua. Không biết sau này thế nào. Nếu có thêm nhiều người đến, có lẽ muỗi suy nghĩ lại. Đệ tử của tôi nhiều vậy, chắc phải đáng cắn vài cái.

Ồ. Quý vị có câu hỏi nào không? Hôm nay quý vị có câu hỏi không? Có hả? (Dạ thưa Sư Phụ. Hôm bữa trước đó, Sư Phụ có cho phép bác qua thọ Tâm Ấn. Dạ, thì hôm nay đó bác cũng có lên đây chào Sư Phụ.) Ông già mấy chục tuổi mà sao còn trẻ quá vậy? (Dạ với lại con cũng muốn thưa với Sư Phụ tình hình mà bên Âu Lạc [Việt Nam]. Tụi con cũng có hợp tác với các Viện Nghiên Cứu đó, để phát triển ngành thuần chay cho phong phú. Thì hiện nay Âu Lạc [Việt Nam] cũng rất là phát triển, đã làm được những sản phẩm thuần chay mà chúng ta không cần phải nhập ở nước ngoài. Chẳng hạn như là sữa, con làm sữa [thuần chay] dành cho người già, em bé và những người gầy.) Sữa [thuần] chay đó hả? (Dạ, sữa thuần chay.) Được. Rồi sao nữa? (Rồi tụi con cũng có trồng các loại cây dược liệu để mà bào chế thuốc.) Tốt lắm. Tốt lắm. (Và bên cạnh đó tụi con cũng cho ra hàng loạt các sản phẩm thuần chay, mỹ phẩm thuần chay.) À, tốt. (Sắp tới cuối năm nay hàng loạt các sản phẩm thuần chay sẽ được ra, và công bố được tất cả các giấy phép thông hành của các viện nghiên cứu hàng đầu của Âu Lạc [Việt Nam] hợp tác, thưa Sư Phụ.) Chà! Tốt lắm. Cám ơn. (Con cũng nhờ bác đã kết nối cho con đến với các ngành.) À.

(Và khi mà con đi đến làm việc với các ngành, thì không ngờ là người ta rất hoan nghênh Sư Phụ. Khi mà con đến con nói chuyện và con làm việc thì con rất cảm động.) Chắc nhờ bác ha. (Dạ con tự hào con là đệ tử của Sư Phụ.) Rồi bây giờ tự hào được rồi. (Khi con nói chuyện với các bác, thì các bác nói là Sư Phụ giỏi. Và Sư Phụ làm được những việc như vậy, các bác cũng gởi lời cám ơn. Khi con mời các bác đi ăn [thuần] chay, dù có mình con thôi, mà các bác mấy chục người, các viện, các bác có quan chức lớn đó nhưng mà họ cũng vì con họ đi vào nhà hàng [thuần] chay ăn. Rồi họ khen ăn [thuần] chay ngon quá mà sạch đẹp, người dân thuần chay lịch sự quá. Rồi Sư Phụ dạy đệ tử ngoan quá.) Như vậy mới đúng. (Con xin cảm ơn. Con xin hết.) Như vậy mới đúng. Sư Phụ mới hãnh diện. Làm đệ tử phải đại diện cho Sư Phụ, hiểu chưa? Sư Phụ đi ra ngoài, người ta cũng rất là thương mến, tại Sư Phụ rất là khiêm nhường, rất là hợp tác, rất là kính trọng mọi người. Chứ không phải đi ra nói: “Tui đây Thanh Hải Vô Thượng Sư. Ông không biết tui hả?” Không phải như vậy. Sư Phụ đi ra ngoài giống như một người thường mà còn khiêm nhường hơn, còn kính trọng hơn nữa.

(Dạ thưa Sư Phụ, cái ngày mà Sư Phụ chấp nhận cho bác đi thọ Tâm Ấn đó, thì ngày đó con cũng có tổ chức một tiệc ăn mừng, bác cũng có mời các ban lãnh đạo, các cấp chính quyền, các anh em cùng ban ngành…) Không sợ hả bác? (...đến làm một cái lễ cũng rất là long trọng để tiễn bác đi thọ Tâm Ấn.) Rồi. (Và mọi người hát ca, nhảy múa. Hình ảnh có chụp nói là nhắn gửi lời chào Sư Phụ và cho Sư Phụ xem những hình ảnh đó.) Được. Đâu? Đưa đây coi. (Dạ xin lỗi, nó nằm trong điện thoại.) Nằm trong điện thoại hả? (Dạ. Lúc con vội quá, rồi đi con chưa...) Rồi. Đưa cho ban làm việc ngồi bên phòng đó, cho họ sao chép ra USB cho chị Hai coi nhe. (Dạ.) Cho bác Hải coi. Vậy nha? (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Bác muốn nói chuyện ha? Đây là mới hả? Ban mi-crô mới? (Dạ.) Bác ngồi được không? (Dạ được, Sư Phụ ạ.) Ngồi nó có mỏi chân không? (Dạ không sao, không sao ạ.) Ngồi không quen, rồi. (Trình với Sư Phụ, Năm nay hai tháng nữa thì đệ tử là) Tám mươi. (80 tuổi.) Ui Trời ơi. Quay cho người ta coi coi. Tám mươi tuổi mà sao đẹp trai vậy. (Nhưng mà làm đệ tử hôm nay mới được có hai ngày tuổi ạ.) Biết rồi. Biết rồi. Biết rồi. (Cho nên hôm nay, theo truyền thống của người Âu Lạc [Việt Nam], tôn sư trọng đạo, xin phép Sư Phụ cho đệ tử lạy Sư Phụ ba lạy.) Thôi đừng có lạy. (Truyền thống của người Âu Lạc [Việt Nam].) Ở bên đây không có ai lạy ai hết bác ơi. (Người Âu Lạc [Việt Nam] thì giữ truyền thống của mình.) Biết rồi. Bác lạy tui, tui lạy bác lại à. (Không được Sư Phụ.) Thôi được rồi. Bác vái ba vái thôi được rồi. (Vâng ạ.) Già rồi cái đầu gối nó không có tốt, lạy tới lạy lui mệt. Thôi được rồi. Có tấm lòng được rồi bác. Còn về nhà lạy Phật, lạy Chúa.

(Xin phép Sư Phụ là đệ tử rất là hân hạnh sung sướng lắm, bởi vì mới có hai ngày làm đệ tử Sư Phụ, mà hôm nay đây lại được nhìn thấy Ngài, thì vui mừng vô cùng. Cho nên Sư Phụ xá tội cho là hai hôm nay thiền không được, bởi vì cứ mong được gặp Sư Phụ.) Nếu mà mình ngồi thiền tốt, thì ở nhà cũng thấy Sư Phụ như thường. (Dạ. Hôm nay xin phép Sư Phụ là đệ tử thay mặt những nhà khoa học ở Việt Nam và thay mặt dân Âu Lạc [Việt Nam], vì biết là Sư Phụ đã xa Âu Lạc [Việt Nam] cách đây đã gần nửa thế kỷ, năm mươi năm rồi. Cho nên tất cả tấm lòng thành, cầu mong Sư Phụ có dịp đồng ý về Âu Lạc [Việt Nam], để thăm quê hương, thì tất cả đất nước Âu Lạc [Việt Nam] sẽ được phát triển mạnh mẽ. Theo đệ tử nghĩ, nếu mà Sư Phụ về, thì không những chúng sinh, mà tất cả cây cỏ cũng vui mừng.) Cám ơn bác. (Đấy là tấm lòng xin Sư Phụ về, và đệ tử cũng cùng với tất cả bạn bè làm mọi cách để có thể đón Sư Phụ về.) Chà. (Xin cám ơn Sư Phụ.) Không biết về có được không? Tại hồi đó giờ Sư Phụ không phải chống lại chính phủ, nhưng mà giúp những người tị nạn. (Dạ.) Thí dụ như bất cứ ai tị nạn, nước nào tị nạn, Sư Phụ cũng giúp đỡ hết chứ không phải Âu Lạc (Việt Nam) không. (Dạ, Sư Phụ.) Nhưng mà sợ như vậy phật lòng chính phủ bên đó.

(Dạ thưa Sư Phụ, đệ tử cũng là Tiến sĩ Khoa học, cả nhà từ ông già cho đến hai em đều là giáo sư tiến sĩ. Thế mà tất cả đều là cộng sản hết, nhưng mà đều có tấm lòng mong Sư Phụ. Cho nên chỉ cần Sư Phụ đồng ý, là đệ tử sẽ lo tất cả mọi việc ở trong nước. Xin Sư Phụ mở lời đồng ý, đệ tử xin mời Sư Phụ về ạ.) Rồi, thôi được rồi. Bác thành tâm thì tôi cũng ráng vậy. Vậy nhé? (Dạ, cám ơn Sư Phụ.) Nhưng mà không biết về đó làm được gì không? Hay là về đứng đó rồi cứ phải trả lời những câu hỏi của cảnh sát hoặc là của chính phủ. (Dạ, không ạ.) Thì tui già rồi. Tui làm những chuyện đó không nổi nữa đâu. (Chỉ cần sự hiện diện của Sư Phụ ở đất nước, là đất nước sẽ bừng sáng lên.) À, biết vậy. Nhưng mà trên thế giới này có nhiều điều kiện, không giống như Thiên Đàng, không giống như nước của Phật. Mình đi nước nào nó có luật lệ nước đó, có những cái tinh thần của nước đó. Nhiều khi nó thành cản trở đó bác.

Nhưng mà, đi sao? Phải đi qua tìm đại sứ quán mà kiếm visa (thị thực). Biết họ cho hay là không? Rồi đi về bên đó, rồi trả lời câu hỏi này, trả lời câu hỏi kia. Người này hỏi, người kia hỏi, chính phủ hỏi, cảnh sát hỏi. Tui già rồi, tui không làm mấy cái đó được nữa. (Dạ không ai dám hỏi Sư Phụ đâu ạ. Sư Phụ đồng ý là đệ tử sẽ lo.) Thôi được rồi, thôi bác. Rồi tính sau. Nhé? Để đi kiếm visa, đi kiếm chiếu khán có được không? Rồi mới tính sau, rồi nói cho quý bác biết, nhé? (Dạ cám ơn Sư Phụ.) Nếu mà kiếm visa được rồi thì sẽ liên lạc với quý vị. (Dạ xin phép Sư Phụ. Trình Sư Phụ lá thư ạ.) Rồi, đem đây. Tại vì Sư Phụ lúc này cũng bận quá, với già rồi. Tôi cũng nhỏ hơn bác mười tuổi thôi, có gì đâu. (Dạ.) Mười tuổi đâu có bao nhiêu. Tôi nhỏ hơn, bác không có lạy nha. Bác Hải nhỏ lắm, còn nhỏ tuổi. Thôi được rồi. Để lát đọc hay là phải đọc liền bây giờ? (Dạ không. Cái đấy là…) Rồi. Về nhà đọc. Không gấp ha?

Bác còn ở lại đây bao lâu vậy? (Dạ thưa Sư Phụ, chắc cũng sớm về, rồi cũng lại sang ngay ạ.) Ừ. Rồi cám ơn bác qua nhe. (Dạ.) Có đọc thư của bác rồi. Lẽ ra bác được truyền Tâm Ấn sớm hơn đó. Tại Sư Phụ dặn cái nhóm mà lo về ngoại quốc đó, biểu là khi nào bác qua phải cho truyền Tâm Ấn liền lập tức. Sư Phụ đích thân nói với nó qua điện thoại. Tại vì hồi đó mình chưa có những việc đặc biệt như thế này, có người đi qua rồi truyền Tâm Ấn liền, tức là thường thường phải đợi hai ba tháng đến cái lúc nào mà truyền Tâm Ấn chung đó. Nhưng mà Sư Phụ nói ông này già rồi, cho ông truyền Tâm Ấn đi, lẹ lẹ đi, đi qua là cho truyền Tâm Ấn liền. Mà nó quan liêu nó quen thói rồi. Nó viết giấy rồi nó đợi Sư Phụ phải chấp thuận. Nhưng mà Sư Phụ lúc đó bế quan mấy ngày. [Bế quan] hơn một tháng, ba mươi mấy ngày; nếu không, tôi không thể nào chịu nổi. Nếu không [bế quan], không thể nào giúp thế giới được.

Lúc nào cũng phải làm việc này, việc kia; những cái việc bên ngoài. Nếu mà không bổ túc Lực lượng bên trong, thì không có giúp đỡ thế giới nhiều hơn được. Mỗi lần Sư Phụ ngồi thiền, bế quan, lên mấy thế giới mới liền. Mà nếu làm việc cả ngày, làm việc giấy tờ, làm việc công xưởng của mình, làm việc của đệ tử, rồi người này nói này, người kia nói kia, kêu nài này kia kia nọ. Phải lo nước sạch, không sạch, nước nhà vệ sinh sạch, không sạch. Nhiều khi rất là bận rộn, mà phải bận rộn những cái việc mà không có ích lợi đó. Phải bận rộn những việc gì ích lợi thì còn nói, những vệc gì nhỏ nhặt như vậy. Như hồi nãy, ba người đứng đó cầm máy vi âm. Cô ngồi ngay trước mặt nó mà nó không thấy, thấy rõ không? Cứ ai gặp Sư Phụ là cứ dòm hoài, không có chịu làm công chuyện gì hết. Sư Phụ một mình làm không hết, hiểu chưa?

Từ nay về sau phải chăm lo công việc của mình. Quét nhà phải quét cho sạch. Nấu cơm phải nấu cho ngon, phải nấu hết mình. Làm cái gì cũng phải làm hết mình. Như vậy mới đúng kêu là đệ tử của Sư Phụ, còn không thôi dẹp đi. Sư Phụ làm việc hết mình cả ngày cả đêm. Bất kỳ từng giờ, từng phút đều làm việc, chú trọng làm việc của mình. Chứ đâu phải Sư Phụ ngồi đó chỉ tay năm ngón rồi biểu: “Ô, mày phải làm cái này, nhà ngươi phải làm cái kia”. Rồi Sư Phụ ngồi không xơi nước. Không có vậy. Nếu mà là đệ tử Sư Phụ, phải làm y như vậy mới được. Làm việc giống như bác nói, như con kiến, hiểu chưa? Sư Phụ làm việc như con kiến, đúng y như vậy đó. Mà làm việc hết mình, hoan hỷ. Như vậy mới đúng là kêu bằng đi theo Sư Phụ. Chứ không phải lợi dụng cái trường hợp của mình, cái công việc của mình, đứng đó cứ dòm Sư Phụ. Tại vì, thường thường không có chỗ. Đứng chỗ này, đứng chỗ này được dòm gần hơn đó, thì cứ đứng dòm hoài. Công việc của mình không chịu làm.

Mà nếu Sư Phụ làm tất cả mọi công việc, Sư Phụ không có cần đâu. Quét nhà, quét cửa, nấu cơm gì Sư Phụ cũng thích hết. Mình đã biết rồi đó, thì không có làm việc gì mình kêu bằng chê hết, không có chê là nhỏ mọn gì cả. Việc gì cũng làm hết, việc nào cũng là việc thôi, phải không? Đâu phải làm tổng thống mới là việc đâu. Người nào mà mơ làm tổng thống, làm quan này kia đó, tự nhiên mà muốn ngồi đó cầu Sư Phụ cho làm quan, mấy người đó là ngu. Cái mệnh của mình được làm quan, thì mình làm quan; mình chạy không được, tránh không nổi. Nhưng mà cái mệnh mình không được làm quan, cứ cầu hoài, lên làm quan thì cũng hại cho người ta thôi, hoặc là hại cho mình thôi, hiểu chưa? Thôi để Sư Phụ nói tiếng Tàu đi ha. Hay là nói tiếng Việt (Âu Lạc)? Thôi kệ, mặc kệ đi. Không sao. Nói tiếng gì cũng được.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
37:34

Tin Đáng Chú Ý

256 Lượt Xem
2025-01-08
256 Lượt Xem
2025-01-07
1219 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android