Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Thượng Đế Sẽ Tha Thứ Cho Chúng Ta Nếu Chúng Ta Tha Thứ Cho Người Khác Phần 5/9

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Nhưng câu hỏi của quý vị là có phải Hoàng gia kỳ thị chủng tộc hay không. Tôi không nghĩ vậy. Vì lý do gì mà họ phải như thế? Họ mời Bà Fulani này, biết rằng bà là người da màu. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Nếu họ mời bà ấy, thì sao có thể là kỳ thị chủng tộc? Họ mời bà đến đó. (Vâng.) Vậy, có lẽ quý bà đó nghỉ việc vì bà ấy cảm thấy chuyện trở nên to tát như thế, và cảm thấy rất tiếc vì đã làm buồn lòng một vị khách quan trọng như thế.

Quý vị nổi bật nếu thuộc một chủng tộc khác và đến sống cùng hoặc hòa nhập với một chủng tộc khác. (Dạ, thưa Sư Phụ. Vâng.) Cũng giống như một số người-thân-động vật trong hoang dã. Khi thấy người-thân-động vật nào đó mà tôi chưa từng thấy trước đây, và không biết họ được gọi là gì – thì tôi hỏi thị giả: “Hãy tìm trên mạng internet để xem đó là loại người-thân-động vật nào”. Đâu phải vì tôi kỳ thị chủng tộc. Có không? (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Không. Và sau đó anh ấy nói: “Dạ, loài này tên là hải ly”, ví dụ vậy. “Ồ, hải ly là gì? Loài đó bình thường làm gì? V.v. và v.v. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Chỉ vì tôi muốn biết. Tôi chưa bao giờ thấy loài này trước đây.

Không phải lúc nào mình cũng thấy người-thân-động vật hoang ở nơi nào mình sống hoặc nơi nào mình đến. Rồi nhiều khi biết tên mà quên mất, nên tôi cũng nhờ thị giả hoặc ai đó: “Tìm trên mạng internet. Nói tôi nghe thêm về họ, và họ nuôi con như thế nào?” “Họ bơi cả ngày dưới nước như thế, lấy gỗ về làm đập”. “Họ không lạnh lắm sao?” Và [hỏi] đủ thứ. Nên thị giả giải thích cho tôi điều này điều kia – cách [hải ly] sống như thế nào này nọ. Đó không có nghĩa là tôi phân biệt chủng tộc. Tôi chỉ muốn biết. Chỉ cảm thấy chú thật đáng yêu. Tôi cần phải biết thêm về chú hoặc cô nàng. Lúc đó tôi không biết đó là giống cái hay giống đực. (Vâng, thưa Sư Phụ. Dạ hiểu.)

Nhưng đôi khi người ta cứ hỏi thẳng quá. Đáng lẽ phải nên bắt chuyện một chút trước, chuẩn bị cho tinh thần chấp nhận hoặc hòa nhập. Nhưng một số người chỉ hỏi. Họ chỉ hỏi thẳng thừng, giống như cuộc hẹn hò đó của tôi. Tôi vừa ngồi vào ghế trong xe là lập tức anh ta hỏi: “Cô từ đâu đến?” Anh ta là người tốt, nhưng như thế thật là thiếu tế nhị. Mà tôi cũng không nghĩ mình muốn hẹn hò dài lâu với anh ta.

Nếu đi hẹn hò… bởi vì quý vị là con trai, tôi sẽ dạy quý vị. Nào, quý vị phải nói với quý cô đó: “Ồ, tôi thực sự thích bộ trang phục cô đang mặc. Nó làm cô trông đẹp hơn là tôi có thể tưởng tượng”. Ví dụ như vậy. “Ồ, tóc của cô, Trời ơi, đẹp quá. Tôi thích chiếc nhẫn của cô. Ô, đôi giày của cô, tuyệt quá! Cô mua ở đâu vậy?” Đừng hỏi: “Cô từ đâu đến?” [mà hỏi] “Giày của cô từ đâu đến?” Hiểu không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Hoặc nếu quý vị thấy đôi bông tai thực sự… “Ôi Trời. Chà. Thực sự, bông tai rất hợp với cô. Cô đã mua ở đâu vậy?”

Và rồi dần dần khi đang ăn tối và uống gì đó, thì quý vị mới nói: “Ồ, tôi đoán cô đến từ Thái Lan, nhưng có thể tôi đoán sai. Cô đẹp quá. Tôi không thể đoán cô đến từ đâu. Cô có thể vui lòng cho tôi biết để tôi không tiếp tục đoán sai không?” Nếu là đàn ông, tôi sẽ nói những câu như thế. Nếu tôi thích một quý cô, tôi sẽ nói sao cho cô ấy thoải mái và cảm thấy có giá trị và được trân quý cho tất cả những gì thuộc về cô. Chứ không phải: “Cô từ đâu đến?” ngay lập tức. (Dạ, thưa Sư Phụ. Vâng.) Nhưng lúc đó tôi còn trẻ. Chứ bây giờ, tôi sẽ nói bất cứ điều gì.

Trước đây, nếu họ mở miệng, là tôi biết họ muốn hỏi gì. Nên tôi sẽ lập sẵn một danh sách trong đầu. Giống như tôi sẽ trả lời ở đồn cảnh sát. Nhưng tôi sẽ không bao giờ nói tôi là Thanh Hải Vô Thượng Sư. Nếu họ hỏi thêm tôi đang làm gì, tôi sẽ nói: “Tôi là giáo viên”. “Cô vẫn còn dạy à?” “Không hẳn. Tôi đã về hưu”. Thật vậy. Tôi từng là giáo viên. Nhưng tôi đã nghỉ làm công việc đó, nên tôi không nói dối hoặc gì hết.

Và nếu quá nhàm chán, thì tôi nói: “Ồ, xin lỗi, tôi cần đi rửa tay”, hay gì đó tương tự, hoặc đi lấy cho mình một ly khác… thay vì cảm thấy phật ý. Vì tôi biết họ phải hỏi. Họ phải hỏi thôi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nếu mình là người duy nhất trông giống như thế trong cả nhóm dự tiệc, thì họ phải hỏi mình. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Cũng như người hò hẹn với tôi nói: “Tôi chỉ muốn bắt chuyện, thế thôi”. Phải, chỉ là anh ấy bắt chuyện sai cách, theo ý kiến ​​​​của tôi. Anh ấy không thể hiểu được cảm giác của tôi. Tôi không thể trách anh. Anh ấy không sinh ra ở Âu Lạc (Việt Nam). Anh chưa bao giờ trải qua bất kỳ cuộc chiến nào, nhìn thấy xác chết trên đường phố hoặc cạnh dòng sông, hoặc thấy trên báo chí rằng hàng triệu đồng bào của mình chạy ra khỏi đất nước, hoặc chết, bị hải tặc cưỡng hiếp và cướp bóc trên biển, và đủ thứ. Và bị coi thường như kẻ ăn xin trong một số trại tị nạn. Nên anh ấy không bao giờ có thể hiểu được cảm giác của tôi. Anh ấy chưa bao giờ phải trải qua tất cả điều đó. Nếu tôi hỏi anh ấy, anh sẽ rất hãnh diện nói: “Ồ, tôi là người Mỹ”. “Tôi là người Anh”. “Tôi là người Pháp”. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Anh sẽ không bao giờ xấu hổ khi nói mình là người Mỹ, người Pháp hay người Anh.

Tôi thì quá xấu hổ. Không thể tránh được. Tôi không kìm được! Một số vết thương cần thời gian lâu, hoặc không bao giờ lành. Đặc biệt là những vết thương lòng! Quý vị biết chiến tranh để lại vết thương sâu đậm trong tâm trí mọi người. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Thực sự, rất xấu hổ. Tôi thậm chí đã viết một bài thơ. Tôi nói: “Tôi rất nhục nhã”. Thế nào nhỉ? Quên rồi. Đã lâu lắm rồi. “Tôi nhục nhã với cả toàn thế giới. Bốn ngàn năm văn hiến nhói tim đau. Thà chết đêm nay trong ngục tù tăm tối. Còn hơn mang chung tên với anh trên mặt cõi Địa Cầu”. Tôi nói tôi rất nhục nhã với cả toàn thế giới, vì tôi nhớ chúng tôi có 4000 năm văn hiến. Nhưng bây giờ, vì gì gì gì đó… Tôi đã nói trước đó, một bài thơ dài. Đây chỉ là câu thơ cuối. Tôi nói: “Tôi thà chết”.

Tôi kể về một tù nhân trong tù, bị giam cầm bởi chính anh em ruột của mình. Tôi kể về câu chuyện của một người rất vui mừng khi thấy người miền Bắc Âu Lạc (Việt Nam) đến miền Nam, và anh có cơ hội được gặp lại anh trai mình. Nhưng sau đó anh trai của anh đã bỏ tù anh vì anh là người lính của phía bên kia. Nên tôi đã viết từ câu chuyện đó. Nhưng chính tôi thực sự thấy xấu hổ. Nên [trong thơ] tôi nói tù nhân đó thà chết trong tù đêm nay còn hơn là phải tiếp tục sống mà mang chung quốc tịch với anh mình trên thế giới này. Tương tự, như thế đó. Tôi thực sự nhục nhã.

Lúc đó tôi chưa kết hôn hay là gì cả. Tôi còn rất trẻ. Vẫn còn rất trẻ. Lúc đó tôi còn chưa đầy hai mươi tuổi. Không nhớ rõ nữa. Có lẽ hai mươi mấy. Không phải già dặn lắm. Và tôi đã viết bài thơ đó từ cõi lòng mình. Tôi rất xấu hổ. Bởi vì tôi cảm thấy đồng bào mình đi ra khỏi [nước] như những kẻ ăn xin và ở nơi đâu cũng không được đối xử tử tế. (Dạ, Sư Phụ.) Không phải ở mọi nơi, nhưng dĩ nhiên, họ đã cố gắng hết sức. Thế giới đã cố gắng hết sức để cung cấp nơi ăn chốn ở cho họ. Nhưng không phải nơi nào cũng giống nhau, vì nhân viên quản lý khác nhau. (Vâng, thưa Sư Phụ. Dạ hiểu.) Một số họ không thích người nước ngoài ở trên đất của họ, và những người tị nạn giống như một gánh nặng đối với họ – nếu một số quốc gia đã không giàu có rồi. Và người Âu Lạc (Việt Nam) đến đó vì nó ở gần, hoặc thuyền của họ bị thủng, vỡ nên họ phải bơi vào bờ ở đó trước khi chết. (Dạ.) Đại khái như vậy. Và họ bị xem kiểu như không được tử tế lắm hoặc không được tôn trọng.

Tôi đã đến nhiều trại tị nạn khác nhau, và tôi cảm thấy không dễ chịu chút nào. Càng nhìn thấy những người tị nạn ở những trại khác nhau, tôi càng cảm thấy xấu hổ. Sâu thẳm trong lòng tôi, tôi cảm thấy thật tệ, thật xấu hổ, thật buồn. Rồi, bây giờ quý vị đã hiểu tại sao tôi la anh chàng đó: “Đừng hỏi tôi câu đó!” (Vâng, thưa Sư Phụ. Chúng con hiểu.)

Và có lẽ tình huống đó tương tự như với Bà Fulani. Mỗi người mỗi khác. Nhưng câu hỏi của quý vị là có phải Hoàng gia kỳ thị chủng tộc hay không. Tôi không nghĩ vậy. Vì lý do gì mà họ phải như thế? Họ mời Bà Fulani này, biết rằng bà là người da màu. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Nếu họ mời bà ấy, thì sao có thể là kỳ thị chủng tộc? Họ mời bà đến đó. (Vâng.) Vậy, có lẽ quý bà đó nghỉ việc vì bà ấy cảm thấy chuyện trở nên to tát như thế, và cảm thấy rất tiếc vì đã làm buồn lòng một vị khách quan trọng như thế. Nên bà nghỉ việc. Hoặc có thể bà bị yêu cầu nghỉ việc, như họ sa thải bà. Tôi cũng cảm thấy tiếc cho bà. Bà ấy chưa bao giờ bị hỏi – cùng một câu hỏi như thế, như câu hỏi mà bà ấy đã hỏi Bà Fulani.

Nhưng chúng ta mỗi người mỗi khác. Chúng ta không có cảm xúc giống nhau. Không có cùng xuất thân và hoàn cảnh. Nên, đó không phải là lỗi của bà ấy nếu bà không hiểu. Và kiểu như ép buộc Quý bà Hussey từ chức – sa thải hoặc khiến bà tự từ chức, thì đây không phải là trường hợp công bằng cho lắm. Tôi nghĩ bà đã từng là thành viên đáng tin cậy trong Hoàng gia, cho nên, tôi hy vọng Cung điện sẽ để bà quay trở lại để khôi phục danh dự của bà. Bà thật sự không làm gì sai trái; chỉ hỏi vài câu hỏi vì hiếu kỳ, mà ai cũng được phép hỏi ở một quốc gia tự do ngôn luận.

Bà ấy không phải là nhà ngoại giao. Bà chỉ là một nữ phụ tá riêng. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Được Hoàng gia, Nữ hoàng và Hoàng tử yêu quý, nhưng bà không phải là nhà ngoại giao. Bà ấy có lẽ chưa bao giờ được huấn luyện để làm nhà ngoại giao. Có lẽ bà chỉ tự huấn luyện để bảo vệ Nữ hoàng, bởi vì bà ấy luôn ở bên cạnh và luôn quan tâm đến nhu cầu của Nữ hoàng – nên bà ấy phải biết những gì đang diễn ra xung quanh Nữ hoàng, và điều đó ít nhiều trở thành một thói quen. Hoặc có thể là do thiếu nhạy cảm – bà ấy không hiểu cảm xúc của người khác.

Hầu hết những người da trắng không nhạy cảm như vậy về quốc tịch hoặc nguồn gốc xuất thân của họ. (Dạ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Chỉ có người da màu thôi. Nếu họ ở đất nước của họ, thì dĩ nhiên, họ không có vấn đề gì, nhưng nếu họ ở một quốc gia khác, và họ hoàn toàn nổi bật như thế, thì có lẽ họ sẽ có một chút mặc cảm về màu da của mình. Bởi vì mọi người cứ luôn nhắc họ là: “Anh chị từ đâu đến?” (Dạ, thưa Sư Phụ. Vâng.) Vì vậy, đây có thể là một sự hiểu lầm. Tôi nghĩ vậy.

Thật ra, Cung điện mời Bà Fulani trở lại đó – có lẽ chỉ để bù đắp hoặc để xin lỗi thêm, hoặc đại khái như vậy – bây giờ khi họ có nhiều thời gian hơn. (Dạ.) Cung điện đã mời bà ấy trở lại sau sự cố đó. Cho nên, nếu họ phân biệt chủng tộc, họ sẽ chẳng bận tâm nhiều vậy. Họ chỉ để chuyện đó qua đi và nói: “Ồ. [Chỉ là] sự hiểu lầm. Xin lỗi”. Vậy thôi. Nhưng họ đã mời bà trở lại cung điện. (Dạ. Đúng vậy, thưa Sư Phụ.) Ừ. Và đến dự quốc tiệc hoàng gia đầu tiên của nhà Vua, ông đã mời Tổng thống Nam Phi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và tôi cũng thấy một số người da màu trong quốc tiệc đó.

Theo báo chí, tôi thấy họ hòa nhập với những người khác. Và Công nương xứ Wales, Công nương Catherine, trò chuyện với một người da màu bên cạnh. Cô thậm chí quên mất là lúc đó nhà Vua đang nói. Vua đang đọc diễn văn, và cuộc đàm thoại của cô với người da màu này thú vị đến nỗi cô quên ngừng lại. (Ồ.)

Nên tôi không nghĩ họ phân biệt chủng tộc theo bất kỳ cách nào. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Chỉ là vô tình. Không cố ý. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì, bà phụ tá riêng này có lẽ đã từng tham dự nhiều quốc tiệc trong suốt đời bà vì địa vị là phụ tá riêng của Nữ hoàng. Nên bà ấy đã biết nhiều người với màu da khác nhau, địa vị khác nhau, đặc quyền khác nhau. Do đó, bà ấy sẽ không cố ý muốn xúc phạm bất kỳ vị khách nào. Bà làm vậy để làm gì chứ? (Dạ.)

Phải. Cả đời bà ấy chỉ cố gắng bảo vệ Nữ hoàng, cố gắng bảo vệ Hoàng gia và danh tiếng. Tại sao bà lại muốn xúc phạm một vị khách quan trọng? Tôi không nghĩ điều đó hợp lý. Thế thôi. Đúng vậy. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ. Vâng, thưa Sư Phụ.) Nên tôi hy vọng rằng Bà Fulani, là một người làm từ thiện và là giám đốc điều hành một tổ chức từ thiện, sẽ có đủ lòng rộng lượng để thứ lỗi cho sự cố này, và kết bạn với bà phụ tá riêng, với Quý bà Susan Hussey. Chỉ làm bạn.

“Media Report from Sky News Dec. 17, 2022 Reporter: Cung điện Buckingham cho biết: ‘Quý bà Susan Hussey đã gặp Bà Ngozi Fulani - giám đốc điều hành tổ chức từ thiện, và xin lỗi về những lời bình luận kỳ thị đã phát biểu tại tiệc chiêu đãi ở Cung điện vào tháng rồi.’

Bundock (f): Chúng tôi được biết rằng cuộc gặp gỡ đã xảy ra hơi sớm vào hôm nay. Cả hai người đã gặp gỡ và chúng tôi được biết ‘cuộc gặp gỡ tràn đầy sự ấm áp và thông cảm’. Trong cuộc gặp gỡ, chúng tôi được biết ‘Quý bà Susan đã thành thật xin lỗi về những bình luận mà bà đã mở lời và đã gây phiền muộn cho Bà Fulani.’ Chúng tôi cũng hiểu rằng Cô Fulani đã chấp nhận lời xin lỗi và cảm kích rằng đã không có ác ý cố tình nào. Đức Vua và Hoàng hậu đã được thông báo và được cho biết là “hài lòng rằng hai bên đã đạt được” điều mà họ diễn đạt là “một kết quả đáng hoan nghênh.’”

Không cần phải làm lớn chuyện gì cả. Rốt cuộc chúng ta cũng chẳng là ai. (Dạ.) Chúng ta sẽ chết là người vô danh. (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.)

Xem thêm
Video Mới Nhất
33:07

Tin Đáng Chú Ý

229 Lượt Xem
2025-01-22
229 Lượt Xem
2025-01-22
1597 Lượt Xem
36:00

Tin Đáng Chú Ý

224 Lượt Xem
2025-01-21
224 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android