Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Thượng Đế Sẽ Tha Thứ Cho Chúng Ta Nếu Chúng Ta Tha Thứ Cho Người Khác Phần 3/9

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Vậy bây giờ, [nói về] lý do... sau cuộc chiến ở Âu Lạc (Việt Nam), hàng triệu người đã tìm cách trốn thoát bằng nhiều đường khác nhau, nhất là bằng đường biển. Và nhiều người đã chết, và rồi, dù họ không chết, thì đôi khi họ bị cưỡng hiếp và bị cướp bóc. Như là, những tên cướp biển cứ giật bông tai của họ rồi khiến cho tai họ bị rách và chảy máu. (Ôi chao.) Hoặc cướp vòng trang sức từ tay họ và làm gãy cổ tay họ, chẳng hạn.

Vấn đề là, tôi quá bực với người đàn ông này. Anh ta rất hiền từ, và anh đối xử với tôi rất tử tế và lịch thiệp, nhưng chỉ vì câu hỏi đầu tiên của anh là: “Cô từ đâu đến?” Câu đó làm tôi hết hứng thú. Làm tôi mất hứng.

Anh ta đang lái xe của anh, và tôi ngồi cạnh anh ta. Tôi cảm thấy không gian trở nên chật hẹp. Tôi muốn thoát khỏi đó. Cảm thấy rất, rất khó chịu. Nên tôi nói rất lớn tiếng với anh ấy. Sau đó, tôi đã xin lỗi, v.v. Nhưng tôi nói: “Tôi không nghĩ tôi sẵn sàng cho bất cứ gì hết. Tôi rất tiếc. Anh là người rất tốt. Lẽ ra tôi không nên nói chuyện với anh bằng giọng điệu như thế. Nhưng tôi đã trả lời câu hỏi đó hàng ngàn, hàng triệu lần rồi. Nên tôi nghĩ rằng tôi cần xả hơi, không nghe nữa”.

Thứ nhất: Có gì đó trong tôi không thích nói rằng tôi đến từ Âu Lạc (Việt Nam), xuất thân từ Âu Lạc (Việt Nam). Bởi vì sau chiến tranh, hàng triệu người tị nạn đã trốn khỏi Âu Lạc (Việt Nam), đi trên những con thuyền ọp ẹp, mục nát này, rồi chết hoặc bị cưỡng hiếp và bị cướp bóc trên biển cả bởi nhiều loại hải tặc khác nhau. (Ôi. Ôi Trời ơi.)

“Excerpt from the documentary ‘Return to Hell Island’, Reporter (f): Lydia cũng gặp một phụ nữ đã bỏ đi cùng cô ấy, nhưng trên hai thuyền khác nhau.

Lydia (f): Tôi không biết gì cả, tôi nói “Trời ơi, chúng em thật không may mắn, chúng em bị cướp ba lần”, và nói huyên thuyên… Và tôi than phiền. Rồi cô ấy nói: “Chỉ thế thôi?” Tôi nói: “Đúng vậy. Vậy còn hành trình của chị thì sao?” Cô ấy trả lời: “Tụi chị bị cướp tám lần – bị cướp tám lần và bị hãm hiếp tám lần”. Tôi nói: “Cái gì?” Nên đó là lần mà tôi nhận ra sự nguy hiểm ở nơi đó.”

Có tin đồn rằng những hải tặc này được đặc biệt cho phép bởi chính phủ này, chính phủ kia để dọa những người tị nạn, để người tị nạn không tiếp tục chạy ra nữa rồi gây rắc rối cho đất nước của họ. Dĩ nhiên, người tị nạn bất thình lình vô nước họ hàng trăm ngàn người… thì các chính phủ này không có đủ cơ sở hạ tầng nhanh như thế, ở những nước châu Á như vậy. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và ở Hồng Kông, bỗng nhiên họ có một nơi nào đó để ở, nhưng không phải quốc gia nào vào thời điểm đó cũng giàu có, như Hồng Kông, hoặc sẵn sàng ngay lập tức như thế.

Philippines cũng vậy, khi đó vẫn dưới quyền Tổng thống Marcos hoặc ít ra là Bà Đệ nhất Phu nhân Imelda Marcos. Sau khi tôi gặp bà, bà nói với tôi rằng bà là người đã nói với LHQ rằng đất nước của bà sẽ sẵn sàng tiếp nhận và giúp đỡ người tị nạn, và bà cũng là người đã cố gắng… đích thân chỉ thị khu vực này, khu vực kia để xây các nơi trú ẩn nhanh chóng, đơn giản cho người tị nạn.

“Supreme Master Ching Hai (vegan) meets with former First Lady of the Philippines, the Honorable Imelda Marcos - Nov. 24, 2006: Bà là người đã mở cửa Philippine cho quý vị đó. Bà là người đầu tiên, từ trước tới nay. (Trại tị nạn Bataan…) Bà đã cho xây trong 20 ngày cho 20.000 người tị nạn. (Hai mươi ngàn.) Hai mươi ngày. (Làm việc cả ngày lẫn đêm.) Vâng. (Bởi vì người tị nạn Việt Nam đến bằng tàu, thuyền) Vâng. (và chúng tôi quá lo sợ vì bão lớn,) Vâng. (cá mập, và thời tiết xấu.) Nên họ phải gấp rút. Bà đã thúc giục họ phải xây trong vòng 20 ngày – trại tị nạn Bataan. Không nhiều người biết về điều này.

Xin kể cho chúng tôi nghe thêm. Xin bà kể đi. Chúng tôi muốn mọi người biết đến. (À, thì tình cờ tôi nhớ có một hôm ông Đại Sứ (Richard) Murphy và cả các quan chức Liên Hợp Quốc đã đến gặp tôi và tình trạng quá tuyệt vọng, bởi vì người dân Việt Nam, nhất là Miền nam Việt Nam, đã chạy trốn khỏi nước họ, bởi vì có quá nhiều bạo động, quá nhiều đánh nhau, và quá nhiều) Họ bị chấn thương. (giết chóc. Cho nên, họ tới bằng tàu, thuyền. Họ tới hầu như với hai bàn tay trắng. Điều tôi làm khi nghe về vấn đề này, tôi nói: “Được, chúng tôi sẽ hoan nghênh họ. Sẽ chào đón họ vào đất nước này. Tôi hỏi: “Có bao nhiêu người tị nạn trong đợt đầu tiên”, thì họ nói: “Có lẽ một ngàn”. Rồi “Có lẽ 2.000”. Và vân vân. Vì vậy, tôi hết sức khẩn trương [để xây] trại tị nạn. Tôi hết sức vui mừng rằng mình có thể làm đủ cho mọi người, chúng tôi có thể xây lên một trại tị nạn cho một ngàn người. Tôi rất vui vì mình đã có vinh dự và đặc ân để có thể được chào đón người đồng loại.) Bà thật từ bi. Bà là người từ bi.”

Thành ra tôi rất biết ơn bà – tôi đã tặng bà tất cả trang sức tôi thiết kế mà đã mang theo vào lúc đó. (Ồ.) Tôi đi đến đâu, [các thị giả] cũng mang theo rất nhiều trang sức, và lúc đó [họ cũng mang] y phục do tôi thiết kế này nọ để làm cho tôi trông đẹp, trông sang trọng như người mẫu, để [ban kinh doanh] có thể bán nhiều hơn. Họ nói với tôi rằng, bất cứ gì tôi mặc đều bán rất nhanh và nhiều hơn bình thường. Nên họ cứ luôn luôn bắt tôi mặc cái này, mặc cái kia.

Tôi nhỏ người như vậy, mà lại đeo quá nhiều thứ. Trang sức cũng nặng nữa. Nên mỗi khi tôi về nhà sau cuộc họp mặt hoặc đeo để công chúng [ngắm], thì tôi tháo mấy thứ này ra không kịp. Tôi nhờ vài thị giả hoặc bất cứ ai ở gần đó: “Hãy giúp tôi tháo cái này, tôi tháo cái kia, quý vị tháo cái này. Tháo hết chúng ra mau mau”. Bởi vì tôi không chịu nổi nhiều thứ trên người đến thế.

Hồi còn trẻ, tôi cũng như vậy. Mẹ tôi cho tôi rất nhiều trang sức để đeo trên tai, trên tay, trên cổ, để phòng thân, vì chúng tôi đang trong thời chiến. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nên bà nói: “Để lỡ chúng ta bị lạc, không liên lạc được, thì con bán cái này để có thể sống sót”. Nhưng tôi đã bán, không phải để sống sót, mà để thiết đãi bạn bè, bạn cùng lớp, v.v. Tôi đã bán một cách ngốc nghếch vì không biết chúng đáng giá bao nhiêu. Nên tôi đã bán như là với bất cứ giá nào họ đưa ra – tôi không biết gì cả. Rồi mẹ tôi la tôi quá trời, nói: “Chao ơi! Cái đó đắt lắm, con không thể bán như thế. Chỉ bằng 10% trị giá của nó thôi! Ôi Trời ơi”. (Ôi chao.) Nhưng sau đó bà đưa cho tôi nữa, và dặn: “Hãy hứa là con không bán”. Tôi nói: “Con hứa không bán”. Nhưng tôi không hứa là không bán tất cả, nên tôi lại bán đi vài cái nữa.

Quý vị biết hồi còn trẻ, mình không biết giá trị của mấy thứ này. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và mình không trân quý là cha mẹ mình làm việc cực nhọc để kiếm tiền và tiết kiệm cho mình và để chăm sóc mình. Rồi mình có bạn bè – họ thương mình, họ thích mình và mình muốn đối xử tốt với họ, và đủ thứ. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Vậy bây giờ, [nói về] lý do... sau cuộc chiến ở Âu Lạc (Việt Nam), hàng triệu người đã tìm cách trốn thoát bằng nhiều đường khác nhau, nhất là bằng đường biển. Và nhiều người đã chết, và rồi, dù họ không chết, thì đôi khi họ bị cưỡng hiếp và bị cướp bóc. Như là, những tên cướp biển cứ giật bông tai của họ rồi khiến cho tai họ bị rách và chảy máu. (Ôi chao.) Hoặc cướp vòng trang sức từ tay họ và làm gãy cổ tay họ, chẳng hạn. (Ôi. Ôi Trời ơi.) Hoặc hãm hiếp người mẹ trước mặt con cái, hoặc hiếp người vợ trước mặt người chồng, và đủ thứ như thế.

“‘Sea Of Memory – My Dad’s Boat Journey, 1979’ Aulacese (Vietnamese) Boat Refugee Documentary Film Produced by Nam Nguyen and Ryan Nguyen (2011), Nam Nguyen (m): Chúng tôi đã bị hải tặc Thái Lan tấn công liên tục vào chiều hôm đó đến khi tối muộn. Hết bọn hải tặc này tới bọn khác, chúng là ngư dân mặc váy xà rông và cầm mã tấu, búa hoặc gậy sắt, nhảy từ thuyền của chúng sang thuyền chúng tôi. Bọn hải tặc la hét bằng ngôn ngữ mà tôi chẳng hiểu gì cả. Thuyền chúng tôi đầy ắp người, đa số là người già, phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ trẻ và các cô gái hốt hoảng, mặc thêm nhiều lớp quần áo. Họ thoa mặt và tóc bằng dầu nhớt từ đáy thuyền để trông xấu xí. Bọn hải tặc chĩa đao và búa vào ngực hoặc cổ mọi người. Chúng lục soát thân thể chúng tôi và xé toạc quần áo. Chúng khám xét tai, mũi, miệng, tóc, và thậm chí cả bộ phận kín. Chúng đổ hết những thùng chứa nước và dầu. Chúng còn cắt rách các bao gạo để tìm tiền và trang sức. Chúng thảy hết hành lý của chúng tôi lên thuyền bọn chúng.”

Tôi đã nghe mọi câu chuyện của họ, bởi vì tôi đã đến thăm họ, và lúc đó tôi cũng đang làm việc cho một vài trại tị nạn và cho Hội Chữ Thập Đỏ, nên tôi biết tất cả những chuyện này. Và thực sự khủng khiếp đối với tôi, vào thời điểm đó. Và rồi họ đi vào những trại tị nạn này – dĩ nhiên, họ được chăm sóc nhưng không phải trại tị nạn nào cũng giống nhau.

“Excerpt from the documentary ‘UNTOLD Vietnamese Boat People Stories: Vietnam History’ (courtesy of Kyle Le Dot Net), Man: Cảnh sát Indonesia học được vài từ tiếng Việt. Khi tới giờ, ví dụ 3 giờ chiều, họ sẽ đi tới từng phòng và nói: “Tắm, tắm”. Họ thông báo như vậy rồi ai nấy cởi quần áo ra, ngồi bệt xuống nền xi-măng. Họ sẽ đi ngang qua và xịt vòi nước vào phòng một, phòng hai, phòng ba… Sau đợt xịt thứ nhất, thân thể chúng tôi ướt sũng, ai có xà bông thì tự bôi và kỳ cọ. Rồi một lát sau, họ sẽ trở lại và xịt nước lần nữa để rửa sạch xà bông. Sao họ lại tàn nhẫn với chúng tôi như vậy? Để chúng tôi sợ hãi, chán chường, và khủng hoảng tinh thần rồi chúng tôi sẽ đăng ký xin hồi hương về Việt Nam.”

Tôi đã đến một số trại tị nạn, và họ đối xử với người tị nạn như rác. Họ bắt người tị nạn ngồi dưới đất, còn nhân viên Cao ủy ngồi trên ghế cao, tra hỏi họ không ngớt. Ví dụ, như vậy đó. Tôi cảm thấy rất xấu hổ, quá xấu hổ là người Âu Lạc (Việt Nam) vào thời điểm đó. Vì vậy, bất cứ ai hỏi tôi câu hỏi đó, tôi đều tìm cách tránh né trả lời. Luôn tìm cách che giấu xuất xứ của mình. Tôi rất xấu hổ, thực sự rất xấu hổ khi là một người Âu Lạc (Việt Nam) vào thời điểm đó. Phải mất nhiều, rất nhiều năm sau đó tôi mới cảm thấy đỡ hơn. Nhưng thành thật với quý vị, tôi vẫn không cảm thấy đỡ hơn. Tôi vẫn không cảm thấy hoàn toàn thoải mái hoặc tự hào là một người Âu Lạc (Việt Nam). (Dạ. Chúng con hiểu, thưa Sư Phụ.)

Vì vậy, anh chàng hẹn hò tội nghiệp đó, anh ta chỉ khơi dậy vết thương [lòng]. Anh chàng đáng thương, anh ấy là một chàng trai tốt. Quý vị có thể thấy được khi anh tức giận vì lẽ ra tôi phải quay lại với chồng tôi. “Tôi không cần biết! Anh ấy yêu cô! Cô yêu anh ấy. Cô phải quay lại!” Anh ta thực sự, thực sự đặt hết lòng vào hoàn cảnh của tôi. Anh ta cảm thấy hoàn cảnh của tôi là bất công. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Dù sao thì cũng ổn. Thế thôi, tôi không bao giờ gặp lại anh ta nữa.

Và anh ta nói với tôi: “Hễ khi nào cô cần một chiếc xe tốt cho bất cứ việc gì, cô có thể đến đây lái một chiếc rồi trả lại cho tôi. Cô không cần phải mua”. (Ồ, tốt quá.) Dù là Rolls-Royce hay là bất cứ xe gì. (Tốt quá.) Anh ta nói: “Bởi vì cô không lái xe nhiều, vậy cô mua xe để làm gì? (Dạ, đúng vậy.) Cô chỉ cần đến đây, lấy bất kỳ chiếc xe nào cô muốn… hoặc đây này, đến đây, thử chiếc Lamborghini này, thử chiếc Porsche, thử chiếc Rolls-Royce…” v.v.

Chiếc Rolls-Royce, tôi có vẻ thích, bởi vì rất thoải mái. Và sang số tay rất trơn tru. Và chiếc xe thì rất nặng nên khi lái, mình cảm thấy rất an toàn. Còn chiếc Lamborghini, khi ngồi trong đó, tôi không nhìn thấy gì trước mặt nữa. Tôi nói với anh: “Làm sao tôi lái được? Tôi còn không thấy đường nữa là!” Với chiếc Porsche cũng hầu như tương tự. Bởi vì những loại xe này được chế tạo để lái thể thao, dành cho nam giới. (Dạ.) Và chỗ ngồi rất thấp. Hầu như có thể chạm được mặt đường. Cảm giác như vậy. Còn tôi thì thấp quá, ngồi trong đó thì không thấy tôi đâu nữa! Nếu quý vị đứng bên ngoài, có lẽ thậm chí không thấy tôi trong xe, còn tôi thì không thấy gì trên đường cả. Buồn cười quá.

Anh ấy nói: “Được, bất kỳ xe nào cô muốn, cô có thể đến và lái một ngày, hai ngày rồi trả lại – cô không cần phải mua”. Vì tôi đã đến đó lái thử xem xe nào tôi thích mua. Dù sao, đó là một cuộc hẹn hò ngắn, rất ngắn ngủi. Thậm chí không đến một ngày, chỉ vài tiếng đồng hồ vào buổi tối.

Thật ra, sau đó, chúng tôi vẫn đi ăn và anh ta chọn đồ ăn thuần chay cho tôi này nọ. Một anh chàng không tệ lắm. Không đến nỗi nào. Tôi bảo rồi, những người bên ngoài, họ rất tốt với tôi, mặc dù tôi không làm gì cho họ. Tôi thậm chí còn la anh ấy, nhưng anh ấy vẫn thích tôi.

Thế nên, tôi mang trong mình loại mặc cảm tự ti này, và mệt mỏi khi phải lặp lại cùng câu trả lời hết lần này sang lần khác. Nhưng anh chàng đó, đâu phải lỗi của anh, anh chỉ hỏi một câu bình thường. Chỉ là tôi không bình thường. Không ở trong hoàn cảnh bình thường. Không đến từ một đất nước bình thường. (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Và tôi đã cảm thấy rất xấu hổ rồi. Tôi luôn cố gắng hết sức để che giấu danh tính của mình, bất cứ lúc nào có thể. Và bất cứ ai hỏi tôi câu hỏi đó, thì tôi lập tức bất đồng với họ. Tôi đi ra chỗ khác, nói chuyện với người khác mà đã biết tôi và không hỏi tôi câu hỏi đó nữa.

Nhưng những người này hỏi vì họ thật sự muốn biết, chứ không phải họ kỳ thị chủng tộc. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi nói rồi, nếu anh đó kỳ thị chủng tộc, thì anh đã không muốn hẹn hò với tôi. Và anh còn mời tôi dùng xe miễn phí bất cứ khi nào tôi muốn – bất kỳ xe nào. (Ôi chà.) Ngay cả sau khi không còn hẹn hò nữa. (Dạ hiểu. Vâng.) Chứ không phải như tôi hứa với anh ta: “Hôm nay không được... chúng ta sẽ hẹn lần sau”. Không, không. Tôi nói: “Tôi không sẵn sàng, tôi nghĩ tôi không sẵn sàng. Xin lỗi”. Anh ta biết. Anh ấy biết điều đó.

Thành ra anh nổi giận khi tôi không quay lại với chồng cũ của tôi. Bởi vì anh hỏi tôi: “Cô còn yêu chồng cô không?” Tôi nói: “Có chứ, tôi vẫn còn”. “Và cuộc hôn nhân có tốt đẹp không?” Tôi nói: “Không chỉ tốt, mà tuyệt vời! Đó là lý do”. Rồi anh ta hỏi: “Anh ấy có còn yêu cô không?” Tôi nói: “Còn chứ!” Bất kể tình cảm của anh này ra sao, anh yêu cầu tôi quay lại với chồng cũ, mặc dù chồng tôi đã có bạn gái rồi. Thành ra anh ta nói: “Tôi không cần biết! Đi về đi!”

Rồi, tôi nói: “Tôi không thể nói rằng tôi không quan tâm đến cảm xúc của người bạn gái đó. Tôi không thể làm tổn thương người khác, và lần này là cố ý, không phải vì lý tưởng, hay là đi tìm sự khai ngộ và cứu thế giới này nọ. Mặc dù nghe có vẻ ngây thơ, nhưng tôi là như thế đó. Tôi thực sự muốn cứu thế giới. Vì thế mà tôi đã rời bỏ chồng để đi tìm một giải pháp nào đó, một sự khai ngộ nào đó như Đức Phật đã làm. Tôi nghĩ như thế đó. Nhưng bây giờ, tôi đã khai ngộ phần nào rồi, thì làm sao tôi có thể quay lại chia rẽ tình cảm của người khác và làm tổn thương người khác chỉ để giành lại chồng mình?”

Nên sau đó, anh chàng không còn la: “Tôi không cần biết” nữa. “Phải, tôi hiểu nhưng thật đáng tiếc”, anh ta nói thế. “Thật đáng tiếc. Tình yêu thật khó tìm. Tình yêu như vậy thật khó tìm”. Tôi nghĩ anh ta vẫn còn đau lòng. Hôn nhân của anh tan vỡ khiến anh đau lòng. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

120 Lượt Xem
2024-12-21
120 Lượt Xem
2024-12-21
190 Lượt Xem
38:04

Tin Đáng Chú Ý

153 Lượt Xem
2024-12-20
153 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android