Bhakti có nghĩa là dâng hiến. Quý vị dâng mình cho Thượng Đế. Quý vị không nhìn thấy Ngài nhưng quý vị hiến dâng cả cuộc đời mình cho Ngài, như các vị tăng ni đó. Cũng được xem là thuộc Bhakti Yoga.
Chào quý vị! (Kính chào Sư Phụ!) Thấy khỏe không? (Dạ khỏe.) (Sư Phụ đẹp quá.) Cảm ơn quý vị. Cảm ơn quý vị. Tôi nghe rồi. Nói lại nghe coi. (Sư Phụ đẹp quá. ) Tôi không có ý bảo quý vị cùng nhau nói. Lạ thật, tại sao sau kỳ bế quan, ai trông cũng đẹp quá. Tại sao vậy? (Sư Phụ đẹp quá. ) Đâu có. (Như công chúa. ) Cũng đúng. Tôi có xuống cân một chút. Đôi khi bế quan của tôi thuận lợi, đôi khi không. Còn tùy. Cảm ơn quý vị. Rồi! Tôi đây, an toàn. Cả hai quý vị còn ở đây à? Tuyệt quá! A Di Đà Phật. Tiếng Đại Hàn nói “A Di Đà Phật” thế nào? (A Di Đà. ) A Di Đà! Ồ, rất đơn giản! (Dạ.) A Di Đà!
Này! Quý vị ở đó ổn chứ? Anh trở lại à? Từ Nam Phi hả? (Dạ lần này từ Mỹ ạ. ) Từ Mỹ? (Dạ.) Tôi tưởng anh ở Nam Phi chứ? (Dạ trước đó. ) Bây giờ anh ở Mỹ hả? (Dạ. ) Dù sao, đó là chặng đường dài. Ý tôi nói, dù vậy, cũng là chặng đường rất dài để trở lại [đây]. Ồ! Anh thật tinh tấn. Có ai quyến rũ lôi kéo anh hả? (Dạ không, thưa Sư Phụ. Là Ngài ạ. ) Quý vị khỏe không? (Dạ khỏe. ) Tốt lắm! Thật vui khi nghe vậy. Có yêu cầu đặc biệt gì không? Không. Vậy tốt. Hy vọng quý vị trả lời: “Không”. Ờ, không vấn đề. Nghĩa là không vấn đề. Không – không vấn đề. Đằng đó có thấy tôi không? Chỗ xa đó, có thấy không? Nếu không thấy, thì quý vị tưởng tượng tôi trông thế nào 20, 30 năm trước.
Tưởng đâu cuối tuần này tôi được nghỉ ngơi chứ. Bởi vì đôi khi mình cần nghỉ ngơi, ngay cả không lý do gì hết. Nhưng rồi chúng ta có tin vui. Chúng ta có một tin vui: Liên Hiệp Quốc và tất cả quốc gia trên thế giới đã ký nghị định cắt giảm thịt. Phê chuẩn giảm thịt. Không thịt là tốt nhất. Điều này đang được hợp thức hóa. Hy vọng họ tiến xa hơn. Trở thành không ăn thịt nữa. Không phải giảm thịt, mà không thịt. Không ăn thịt nào hết. Đó là lý do tôi đến để mừng với quý vị. Và tôi muốn cảm ơn quý vị, tất cả quý vị, người tốt, người xấu, người trung bình, “không tốt không xấu”, ở giữa; người da đen, người da trắng, người da xám, người ở giữa, người da nâu, người da màu cà phê, người da màu cà phê sữa – cảm ơn tất cả quý vị. Tốt hay xấu, tôi đều cảm ơn dù quý vị có làm chút nào, ngay cả chỉ một chút xíu, để góp phần cho kết quả này. Và chúng ta vui mừng, vui mừng, vui mừng. Ngày không thịt đang đến. Tôi không muốn nói khi nào, bởi vì bất cứ khi nào tôi cho quý vị biết điều gì đó, thì đều bị trì hoãn, và tôi không thích vậy. Hoặc bị hỏng. Tôi không thích vậy. Nên, tôi không nói bao lâu. Để quý vị chảy nước miếng và chờ ngày không thịt đến.
Tôi rất mừng về điều này. Cho nên, tôi cố gắng bế quan thêm, bế quan thêm, dù chỉ vài ngày. Tốt hơn là không có gì. Tôi vừa xong ba tuần thì trở lại gặp quý vị, ăn mừng với các nghệ sĩ, và rồi bế quan bốn ngày vừa xong. Tôi vừa mới xuất quan hôm nay. Trông có gì khác không? Không à? (Dạ có. ) Có khác! Tôi trông hơi khác. Già hơn! Già hơn bốn ngày. Bốn ngày rưỡi. Đừng bận tâm về điều đó. Đôi khi tôi bế quan rất tốt, rất tuyệt; đôi khi rất mệt nhọc. Rất nhiều sắp xếp, đấu tranh, và bảo vệ bản thân, và bảo vệ ai đó cần sự bảo vệ. Trong vài trường hợp đặc biệt, không phải như bình thường. Bởi vì, như vậy đó, khi nổi tiếng hoặc khi chống lại cái gì đó mà đã thiết lập và chính thống trong xã hội rồi, thì có người thích quý vị, có người không thích quý vị. Hoặc, có người đến vì lý do nào đó hoặc muốn gì đó từ quý vị. Họ kỳ vọng rằng quý vị có thể hu la hấp, làm cho mọi điều được hoàn mỹ, và quý vị không làm được bởi vì nghiệp của họ quá nặng. Thế nên họ cũng không thích quý vị và rồi họ khảo quý vị. Khảo bằng nhiều cách khác nhau và không phải lúc nào cũng dễ chịu. Bởi vì họ nghĩ: “Ồ! Người ta nói Bà là thế này thế kia. Bà là Minh Sư, mà Bà không làm được gì cả. Vậy bây giờ tôi có thể làm gì đó để xem bà có thể… Coi Bà làm được gì không nào?” Có lẽ tôi không làm gì cả, nhưng tôi vẫn cần bảo vệ bản thân và điều này tốn chút công sức. Và tôi cũng phải bảo vệ một số người làm việc xung quanh tôi, một số người liên quan đến việc này.
Tôi xin lỗi, nghiệp tôi luôn luôn nặng, nên không phải lúc nào cũng có thời gian để… hoặc điều khiển được điều này. Như lần trước, tôi đã ở đây vào ngày Chủ nhật và định ở lại với quý vị tới thứ Ba hoặc thứ Tư, tới khi tất cả nghệ sĩ ra về và quý vị ra về. Nhưng tôi không thể. Có chuyện xảy ra. Vì vậy, tôi phải rời đi và trở lại lần nữa, rồi lại rời đi và trở lại lần nữa. Tôi xin lỗi. Tôi không thể lúc nào cũng làm được những gì quý vị muốn hoặc tôi muốn. Tôi không tự tại như thế. Quá nhiều nghiệp. Thứ lỗi cho tôi. Nghiệp của tôi nặng lắm. Biết làm sao đây? Khi có nghiệp nặng, thì có nghiệp nặng; thì phải đối phó với nó bằng những cách khác nhau. Thứ lỗi nhé, nếu tôi không thể luôn làm những gì quý vị mong đợi hoặc ở cạnh quý vị khi quý vị muốn. Cuộc đời không phải luôn luôn là những gì chúng ta muốn, mà là những gì chúng ta có thể sống với và chấp nhận nó.
Tôi không vui vì không được ở đây với quý vị suốt thời gian từ Chủ Nhật đến thứ Ba, ngày lễ nghệ sĩ. Lúc đó tôi không vui, nhưng chỉ biết chấp nhận. Và chỉ mong quý vị thứ lỗi, bởi vì nhiều người nước ngoài, họ từ xa xôi đến. Bay hai mươi, ba mươi tiếng đồng hồ mới đến được đây. Tôi không có ý nói các nghệ sĩ thôi; mà ý nói người của mình, anh chị em chúng ta. Họ lặn lội đường xa đến đây. Họ đã để dành cho buổi đó mới đến mà tôi lại không có mặt. Và sau buổi tiệc, tôi phải đi ngay lập tức. Tôi không vui về việc đó. Hy vọng họ thứ lỗi cho tôi. Luôn luôn phải thứ lỗi cho tôi. Tôi không có lời bào chữa nào. Dù có, cũng thứ lỗi cho tôi. May mắn là tôi vẫn còn sống và quý vị chỉ muốn thế, phải không? Không một vết trầy xước. Có thể trầy xước một chút, nhưng tôi che giấu; quý vị không thấy gì cả. Tôi luôn luôn vui vẻ, xinh đẹp, mỗi ngày mỗi trẻ hơn. Quý vị hy vọng. Tôi hy vọng vậy.
Thế nên, hãy chúc mừng. Ao ước, mơ ước của quý vị, hy vọng, việc làm của quý vị, đã có một chút thành quả. Chưa đạt đến 100%, nhưng đã có chút thành quả rồi, phải không? (Dạ.) Chà. Tôi thật sự biết ơn Liên Hiệp Quốc và tất cả các nhà lãnh đạo của mọi quốc gia về quyết định sáng suốt của họ. Và chúng ta cầu nguyện rằng họ sẽ luôn anh minh, thực hiện những gì mà họ đã soạn thảo và ký kết. Giống như nhiều luật về động vật, như bảo vệ động vật, không để động vật chịu khổ, sợ hãi hoặc chịu đựng bất cứ gì. Nhưng, nếu tiếp tục ăn thịt, thì động vật sẽ phải chịu đựng tất cả những điều đó và nhiều hơn nữa mà quý vị không thấy. Quý vị thậm chí không biết điều đó. Con người chỉ không biết thôi. Thật sự là vậy. Đa số mọi người vô cùng tốt bụng và thương động vật. Nếu thấy động vật chịu khổ trước mắt họ, tôi tin chắc họ sẽ làm bất cứ gì để cứu động vật. Chỉ là họ không thấy được sự liên kết giữa miếng thịt trên quầy hàng đẹp đẽ với con bò bị nhốt trong một không gian không thể chuyển mình suốt cả đời họ. Con người không biết; không nghĩ tới. Quá bận rộn. Thật sự như vậy. Khi quá bận, quý vị không có thời gian để nghĩ, hoặc liên tưởng, hoặc nghiên cứu vào vấn đề, hoặc thậm chí muốn nghĩ tới vấn đề là gì. Quý vị vừa về đến nhà mệt mỏi và cảm thấy may mắn là có thứ gì đó để đặt vào lò vi sóng hoặc hâm nóng lên và rồi chỉ ăn thôi. Quý vị không nghĩ gì cả. Con người đáng thương, thật vậy. Ma vương quá tinh ranh trong việc bịt mắt mọi người cho đến nay. Thật sự là như vậy. Thành ra lúc nào tôi cũng thấy xót thương cho mọi người. Ngay cả những người đã hại tôi hoặc đang hại tôi, tôi cảm thấy tội nghiệp cho họ. Họ quá vô minh, quá bị nhiễm độc, quá bị tẩy não, và quá mù quáng. Thôi không nói điều đó nữa. Chúng ta vui vẻ. Cảm ơn quý vị.
Cảm ơn Liên Hiệp Quốc, và tất cả quốc gia. Thượng Đế ban phước cho quý vị mãi mãi và chúng tôi thương quý vị. Phải không? (Dạ phải.) Đúng vậy. Tôi muốn cảm ơn tất cả những người ăn thuần chay ngoài kia. Tất cả mọi người, tất cả các nhóm, tất cả các tổ chức, tất cả các chính phủ, bất cứ ai cổ vũ lối sống thuần chay từ bi để cứu thế giới này cho chúng ta và cho thế hệ mai sau. Dù chỉ là trong tâm, quý vị mong muốn thế giới trở thành thuần chay, và tất cả chính phủ nào thông qua, ban hành luật hoặc sẽ đưa ra luật để công dân theo lối sống thuần chay lành mạnh. Tôi cảm ơn tất cả quý vị. Mong quý vị tiếp tục những hành động cao cả này để cứu thế giới chúng ta và Địa Cầu cho các thế hệ mai sau. Nguyện cầu Thượng Đế ban phước cho quý vị mãi mãi.
Không biết tôi đọc cái này chưa. Ấn Độ có nhiều kiểu tu hành. Đôi khi tôi có viết xuống, nhưng không biết tôi đã đọc cho quý vị nghe chưa. Ồ, cái này đọc rồi, tôi nghĩ vậy. Cái này có lẽ chưa. Tất cả các nghệ sĩ này, họ nói giống như quý vị, cứ như họ là đệ tử của tôi. Hy vọng những người bên ngoài không nghĩ là tôi trả bao nhiêu tiền cho bài diễn văn của họ. Đúng, một số người được trả tiền cho bài diễn văn của họ, nếu họ quan trọng. Giả sử, nếu tôi là thủ tướng nào đó, ngay cả thủ tướng đảo nhỏ nào đó. Nếu họ mời tôi đi đến nơi nào đó, đọc diễn văn, do tôi viết hoặc thư ký của tôi viết, hoặc họ viết rồi tôi chỉ đọc, thì tôi sẽ được trả gì đó. Sư Phụ của quý vị chưa từng được trả bất cứ gì. Ai màng chi?
Thế giới sẽ thuần chay. Tôi nhảy, múa trong văn phòng nhỏ của tôi. Nhảy với chó của tôi; tôi nói: “Này, cưng biết gì không? Thế giới sẽ thuần chay! Thế giới sẽ thuần chay!” Lúc đó quý vị mà thấy tôi, quý vị sẽ nghĩ: “Sư Phụ, tâm trí Ngài không còn minh mẫn nữa. Có lẽ chúng ta nên tìm Minh Sư khác”. Quý vị cứ thử đi. Có rất nhiều thầy khắp nơi. Nổi tiếng và không nổi tiếng, rất nhiều, rất nhiều, rất nhiều. Ồ, không nhiều lắm đâu, nhưng ý tôi nói khá nhiều. Đủ tốt cho một số người thích mua sắm. Tôi cũng đi mua sắm, đến khi tìm được Pháp Môn Quán Âm mới thôi.
Cái này không biết đã đọc cho quý vị chưa. Về sự chú ý nhất tâm bất loạn. Chưa à? (Dạ chưa.) Chưa. Được rồi, quý vị may mắn. Thế thì tôi đọc cho quý vị nghe. Ở Ấn Độ, chúng ta có nhiều phương pháp tu hành. Và một trong số đó gọi là Bhakti Yoga, nghĩa là tận tâm dâng hiến. Bhakti có nghĩa là dâng hiến. Quý vị dâng mình cho Thượng Đế. Quý vị không nhìn thấy Ngài nhưng quý vị hiến dâng cả cuộc đời mình cho Ngài, như các vị tăng ni đó. Cũng được xem là thuộc Bhakti Yoga. Tất cả các tăng ni trên thế giới, dù họ theo Công giáo hay Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Sikh giáo. Tất cả họ đều thuộc Bhakti Yoga. Thật ra, bởi vì họ cống hiến thời gian và cuộc đời họ để phụng sự Thượng Đế, và chỉ nghĩ đến Thượng Đế, chỉ thờ phượng Thượng Đế, cho dù họ có nhìn thấy hay không, có cảm nhận được hay không. Và họ có được một số thể nghiệm, tùy vào họ thành tâm tận tụy bao nhiêu, và họ tập trung nhất tâm bất loạn đến mức nào. Nhưng một số tăng ni, họ tu tập cả đời, [nhưng] họ không bao giờ tiến tới đâu cả. Như một số Thiền sư nói: “Nếu quý vị tiếp tục mài gạch, nó sẽ không trở thành gương”. bởi vì họ không biết chân lý là gì. Không như quý vị, những người may mắn. Nhưng Bhakti Yoga, theo ý nghĩa thực sự, là quý vị phải thật sự tận tâm đến nỗi quên mọi thứ khác xung quanh.
Một ví dụ là Ngài Sri Ramakrishna. Ngài đã qua đời. Dù vậy Ngài rất nổi tiếng. Ngài thật tận tâm với Mẹ Kali, một trong các nữ thần của Ấn Độ giáo. Dĩ nhiên, người ta lập đền thờ cho nữ thần này, như các vị Thánh khác trong quá khứ. Khi nào quý vị chết, thì sẽ có một đền thờ. Thành ra tôi nói với quý vị tôi không xây bất cứ gì nữa. Các tòa nhà [ở đây] đã có sẵn. Chúng ta dùng cho người lớn tuổi hoặc cho một số người không khỏe lắm, hoặc trẻ em, còn quý vị tự mang nhà mình đến. Ngày nay ai cũng có thể mang nhà của họ đến, rất rẻ. Hai mươi đô la, là có căn nhà. Chỉ cần bung ra, thảy vào không khí, thế là xong. Bảo vệ quý vị tránh mưa tránh gió, cả tuyết nữa. Tuyệt vời. Và quý vị có thể mang theo giường; chỉ cần một túi ngủ. Một lều nhựa và một túi ngủ, thì quý vị ổn rồi. Khi tôi còn được gọi là đệ tử tại Ấn Độ, tôi thậm chí không có mấy thứ đó. Tôi chỉ có một cái dù. Và khi trời mưa, tôi chỉ ngồi dưới cái dù. Thế mà tôi vẫn còn đây.
Bhakti Yoga này rất phổ biến ở Ấn Độ. Mặc dù nhiều người không biết về phương pháp này, những người mộ đạo thuộc các tôn giáo khác nhau, họ đang tu tập Yoga Bhakti. Nhưng Bhakti thật là quý vị phải thật sự toàn tâm toàn ý vào đối tượng quý vị tôn thờ. Và rồi quý vị sẽ đạt được trạng thái nhập định. Nhập định ít, nhập định nhiều, cái đó không bảo đảm, nhưng quý vị sẽ đạt được gì đó, nếu thật sự tập trung nhất tâm bất loạn. Và đó cũng là một kiểu tu hành, một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn tu hành. Nếu quý vị sống lâu đủ, thì có thể thử từng pháp một, và cho tôi biết pháp môn nào là tốt nhất. Nhưng tôi nghĩ Đức Phật đã cho chúng ta biết rồi, và Bồ Tát Quán Âm đã cho chúng ta biết rồi, và Phật Văn Thù Sư Lợi đầy trí huệ đã cho chúng ta biết rồi, v.v. Nhiều vị Thánh đã bảo chúng ta tu hành Pháp Môn Quán Âm. Vì vậy, mấy người cù lần chúng ta, chỉ cần theo chư Thánh, là cách an toàn nhất. Chứ không tu Mật Tông, Đát-đặc-la, Karma Yoga nào khác, không gì hết.