Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Giới Nữ Cao Quý, Phần 5/20

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Chúng tôi cũng thường hay chiếu ngẫu nhiên về những người tốt, hoặc hành vi tốt của người-thân-động vật hoặc việc làm tốt của họ trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Nên quý vị có thể khuyến khích con cái xem những chương trình đó, để có một tấm gương tốt in sâu vào đầu óc non nớt, tâm trí trẻ thơ của chúng. Và khi lớn lên, chúng sẽ sống theo tấm gương đó. Tôi rất cảm động. Nhiều lần, tôi rơi nước mắt khi đang kiểm duyệt [chương trình], vì có những người ở ngoài kia, họ thật sự rất thương yêu, rất tử tế. […] Nhất là, nhiều người đàn ông đã khiến tôi xúc động khi họ đi ra đường phố để phản đối sự tàn ác đối với người-thân-động vật trong lò mổ và kêu gọi mọi người ăn thuần chay. Ồ, tôi đã nhìn thấy khuôn mặt họ – rất nhiệt thành, rất chân thật, rất thật! Giờ đây, khi nói về điều đó, tôi còn nổi da gà. Và tôi cũng khóc, vì tôi rất biết ơn là vẫn còn có những người như vậy.

Không chỉ đàn ông, mà cả phụ nữ! Họ xuống đường để phản đối, để bảo vệ người-thân-động vật đáng thương không có tiếng nói, và để bảo vệ những thai nhi, những đứa trẻ chưa chào đời, mạo hiểm bị chế nhạo và bị coi thường từ phía đối lập, từ nhóm đối lập. Nhưng họ không màng vì họ thật sự có tình thương khi làm như vậy. Họ thương những đứa trẻ chưa chào đời này. Họ thương những người-thân-động vật này. Và tôi không chỉ nói về những người ăn thuần chay – mà cả những người không ăn thuần chay nữa, bởi vì con người vốn có tâm tính thiện lành. “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Ở Âu Lạc (Việt Nam) chúng tôi nói như vậy, trong tiếng Âu Lạc (Việt Nam) có nghĩa là con người ban đầu, từ lúc sinh ra, vốn có bản tính thiện lành. Đức Phật cũng nói rằng loài người đều có Phật Tánh. Và Chúa Giê-su nói rằng chúng ta là con cái của Thượng Đế. Nhiều vị Minh Sư cũng nói như vậy.

Và Chúa Giê-su nói: “Những gì ta làm, các người cũng có thể làm được. Các người còn có thể làm tốt hơn nữa”. Dĩ nhiên, Ngài chỉ khiêm tốn. Ngài là Con của Thượng Đế. Nhưng các vị Minh Sư cũng như vậy. Các Ngài khiêm tốn. Các Ngài chủ yếu quy công trạng cho Thượng Đế Toàn Năng. Các Ngài không nói nhiều về những điều mà Chính các Ngài làm, mặc dù các Ngài làm một cách âm thầm, vô hình đối với mắt thường của nhân loại. Bởi vì con người, không phải ai cũng hiểu những gì đang diễn ra trên thế giới, thảm họa nào sẽ giáng xuống họ nếu họ tiếp tục sống kiểu đời sống này – không có tình thương, không có sự cảm thông với những chúng sinh khác, với động vật, với cây cối, với côn trùng, với tất cả những người nghèo khó, ví dụ như vậy. Rất khó để họ hiểu vì ngày nay, có quá nhiều cám dỗ vật chất và họ quá chú trọng vào những thứ vật chất. Và dường như nỗ lực tâm linh, mục tiêu tâm linh hầu như đã bị lãng quên trên thế giới chúng ta. Mọi người vẫn đi nhà thờ, đi chùa, đi thánh đường Hồi giáo, tôi biết điều đó. Nhưng không phải lúc nào cũng [tập trung] vào bên trong, mà chỉ là bên ngoài. Đó mới là vấn đề.

Đi nhà thờ là tốt, đi chùa, đi thánh đường Hồi giáo là tốt, nếu quý vị cần ở trong một nhóm có cùng chí hướng, cùng khát vọng tâm linh. Và nếu quý vị cần được nhắc nhở về vị Minh Sư nguyên thủy của mình – như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Giê-su Ki-tô, hay Đạo sư Nanak Dev Ji, Đức Tiên Tri Muhammad, Bình An Ở Cùng Ngài, hay Đức Baháʼu'lláh, hoặc Đức Mahavira, Đức Krishna, v.v., ví dụ vậy, thì quý vị đi nhà thờ, đi chùa.

Và nếu quý vị thấy một số tu sĩ thật sự đức hạnh và thật sự tu hành tinh tấn, thì dĩ nhiên quý vị có thể cúng dường. Nhưng đừng nghĩ rằng nếu quý vị cúng dường cho tu sĩ này, tu sĩ kia, hay nữ tu này, nữ tu kia, thì quý vị sẽ có công đức. Đừng nghĩ như vậy. Quý vị chỉ cúng dường vì thương yêu. Quý vị muốn cúng dường, vì tu sĩ hoặc nữ tu đó đã truyền cảm hứng cho quý vị tiến xa hơn trong việc tu hành của mình. Ngoài ra, họ cần một số nguồn nuôi dưỡng vật chất để tiến xa hơn trong nỗ lực tâm linh của riêng họ như một tu sĩ hoặc nữ tu, hoặc như cư sĩ tại gia sống ẩn dật.

Có nhiều người không phải là người xuất gia, nhưng họ thật sự thành tâm và có đẳng cấp cao. Như khi Đức Phật còn tại thế, Duy Ma Cật – Ngài không phải tỳ kheo, nhưng dù vậy tất cả tỳ kheo đều tôn kính Ngài vì Ngài thực sự có lực lượng tâm linh. Họ có thể cảm nhận được, và họ có thể nghe thấy biện tài của Ngài về trí huệ cao đẳng. Đó là lý do họ biết Ngài đã khai ngộ. Ngay cả Đức Phật cũng thương Ngài, thán phục Ngài. Nên, khi Ngài (Duy Ma Cật) bị bệnh, Đức Phật đã yêu cầu nhiều tỳ kheo đến thăm Ngài. Nhiều người không dám đến vì họ lo lắng rằng Ngài Duy Ma Cật có nhiều trí huệ hơn họ. Một số tăng ni thời đó có thể vẫn còn ở đẳng cấp thấp hơn cư sĩ Duy Ma Cật.

Và xin đừng phán xét nhà sư chỉ vì họ ăn ngày hai bữa hoặc ba bữa. Nhà sư cũng phải làm việc trong chùa, cũng giống như quý vị làm việc. Họ phải quét sân chùa, dọn dẹp nhà chùa, bên trong đại điện, để cư sĩ có thể đến ngồi thiền, hoặc lắng nghe bài giảng của cao tăng. Và có thể nếu chùa không giàu lắm, họ phải đốn củi để nhóm lửa, nấu ăn. Và họ làm nhiều việc khác nữa. Và đọc kinh, hoặc niệm Phật. Việc đó chiếm hết thời gian của họ, rồi họ cũng phải thiền. Hoặc nhiều khi họ phải ra ngoài mua đồ cho chùa. Họ cũng làm một số việc! Vì vậy, mỗi người đều khác nhau. Như đã nói với quý vị rồi, Đức Phật Di Lặc đã giáng trần cách đây nhiều thế kỷ. Ngài là một vị Phật mập mạp với cái bụng bự và luôn mỉm cười rất vui vẻ. Thành ra họ tạc tượng giống Ngài, và ngày nay chúng ta vẫn còn thấy trong chùa chiền. Mọi người vẫn thờ Ngài như vậy.

Hồi còn nhỏ, tôi có tượng Phật Di Lặc, một vị Phật bụng rất bự trong nhà. Tôi cũng có [tượng] Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng và nhiều vị Phật khác. Khi rời Âu Lạc (Việt Nam), rất khó mua được tượng Phật. Không phải cứ muốn là có thể mua ở bất cứ đâu, không phải như vậy. Ở Âu Lạc (Việt Nam) hay Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia thì dễ mua hơn.

Khi tôi đi nghỉ mát với chồng cũ của tôi, tôi rất thích một tượng Phật ở Thái Lan, lúc đó chúng tôi còn nghèo, không giàu lắm, vì ông vẫn đang trả tiền thế chấp cho căn hộ và vẫn đang trả nợ học phí – nhưng ông rất yêu tôi, nên ông đã mua tượng Phật đó cho tôi và trải qua rất nhiều thủ tục pháp lý mới có thể gửi nó về Đức được. Không dễ dàng lắm. Và ông đưa tôi đi nghỉ mát, nhưng ông biết tôi thích tượng Phật, nên ông đưa tôi đến những ngôi chùa Phật đó v.v. Như ngay cả ở Miến Điện, đi đến Chùa Phật Vàng Shwedagon, và ở Thái Lan cũng đi đến những ngôi chùa khác. Có lẽ quý vị vẫn có thể thấy vài tấm ảnh tôi chụp cùng mấy tượng Phật ở một vài ngôi chùa khác nhau. Ôi, thật là người chồng tốt, tôi vẫn nhớ. Xin Thượng Đế gia trì ông.

Ở Đức, Anh, hoặc các nước châu Âu, không dễ gì mua được tượng Phật. Vì vậy, ngay khi tôi có thể mua – ở Thái Lan, chúng tôi đã mua. Và có một tượng đẹp với rất nhiều trang sức lấp lánh. Có lẽ không phải trang sức thật, nhưng tất cả đều sáng lấp lánh như kim cương, hồng ngọc, những thứ như vậy. Họ gắn lên khắp tượng Phật, như trên áo đầm vậy. Tôi rất vui khi có thể mua được một tượng Phật, rất lớn, lớn bằng hai phần ba chiều cao của tôi. Và mấy tượng Phật khác – như Phật Di Lặc hay Bồ Tát Địa Tạng hay Bồ Tát Quán Thế Âm – thì nhỏ hơn. Đó là tất cả những gì tôi có được ở Đức. Hoặc ở Anh, tôi cũng có một tượng, nhưng không lớn lắm.

Chúng tôi không nghèo lắm, nhưng chúng tôi chỉ sống như... không phải là chúng tôi rất giàu hay gì cả. Tôi đoán là trung lưu. Ông làm bác sĩ và tôi làm thông dịch viên cho Hội Hồng Thập Tự, và chỉ làm nửa ngày, vì tôi cũng muốn ở nhà trông nom nhà cửa, để khi ông về, có một mái ấm đang chờ. Và tôi đảm bảo mọi thứ sạch sẽ này nọ – làm việc nhà, nấu ăn, chờ đợi, tưới cây cà chua mà ông trồng ngoài vườn. Chúng tôi cùng nhau trồng. Lúc đó tôi cũng trồng một số như ngò rí (rau mùi) và bạc hà, và cả hoa nữa.

Ông mua một số loại hoa để trồng trong vườn nhà tôi, vì lúc đó ông biết tôi muốn cúng dường hoa tươi lên Đức Phật, luôn luôn, bất cứ khi nào tôi có thể. Ông nói: “Những bông hoa này sẽ luôn nở, quanh năm”. Nên chúng tôi mua về trồng, và nó mọc lan ra khắp vườn. Sau đó, chúng tôi phải giới hạn nó trong một khoảng đất. Và nó thực sự nở rộ mỗi ngày. Nó trông giống như hoa hướng dương, nhưng nhỏ hơn. Lúc đó, tôi cũng mua những loại hoa khác, không chỉ loài hoa đó thôi, mà bất cứ hoa nào tôi có thể [mua], và bất cứ khi nào có thể. Và khi hoa gần héo úa, thì dĩ nhiên tôi thay hoa. Chúng tôi cúng dường hoa, nước và trái cây.

Mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi tụng kinh trong phòng riêng, phòng nhỏ của tôi. Đó là văn phòng, nhưng tôi coi nó như phòng của mình. Nhất là sau khi tôi quyết định đi tìm khai ngộ, chúng tôi đã tách ra ngủ ở phòng riêng. Rồi tôi ngủ với một túi ngủ trên sàn của căn phòng đó để buổi sáng tôi cũng có thể tụng kinh, để tôi không đánh thức ông. Chỉ là cái cớ thôi. Tôi quyết định rằng chúng tôi nên tách ra để ông quen với việc ở một mình. Nhưng [khi tôi ra đi] vẫn khiến ông đau lòng rất nhiều, và với tôi cũng vậy. Nhưng với ông, chắc hẳn phải đau lòng hơn, bởi vì tôi đã có mục tiêu của mình, và tôi đi tìm những điều mới mẻ, còn ông vẫn ở trong căn nhà đó, làm công việc cũ, và cảm thấy cô đơn. Nên, làm vậy cũng không đúng lắm, nhưng tôi phải làm gì đây? Nếu lúc đó tôi không rời khỏi nhà thì có lẽ ngày nay tôi không thể gặp quý vị, nói chuyện với quý vị. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người nên làm như vậy. Chỉ là, có lẽ đó là định mệnh của tôi; sứ mệnh của tôi đòi hỏi như vậy để tôi có thể tập trung hơn.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/20)
1
2024-11-24
7388 Lượt Xem
2
2024-11-25
3854 Lượt Xem
3
2024-11-26
3676 Lượt Xem
4
2024-11-27
3396 Lượt Xem
5
2024-11-28
3207 Lượt Xem
6
2024-11-29
3023 Lượt Xem
7
2024-11-30
3097 Lượt Xem
8
2024-12-01
3138 Lượt Xem
9
2024-12-02
3221 Lượt Xem
10
2024-12-03
2726 Lượt Xem
11
2024-12-04
2573 Lượt Xem
12
2024-12-05
2504 Lượt Xem
13
2024-12-06
2540 Lượt Xem
14
2024-12-07
2410 Lượt Xem
15
2024-12-08
2363 Lượt Xem
16
2024-12-09
2331 Lượt Xem
17
2024-12-10
2139 Lượt Xem
18
2024-12-11
2367 Lượt Xem
19
2024-12-12
2134 Lượt Xem
20
2024-12-13
2121 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

120 Lượt Xem
2024-12-21
120 Lượt Xem
2024-12-21
190 Lượt Xem
38:04

Tin Đáng Chú Ý

153 Lượt Xem
2024-12-20
153 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android