Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tiết Lộ Của Vua Chiến Tranh Về Chiến Tranh Và Hòa Bình, Phần 6/7

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Cho nên tôi trốn vào một trong những chiếc xe cho thuê. Và chiếc xe duy nhất mà tôi thuê được lúc đó, đã kể quý vị nghe rồi, là xe số sàn. Cả đời tôi chưa bao giờ lái xe số sàn. […] (Lần đầu tiên Sư Phụ lái xe số sàn trên xa lộ như thế nào? Xin mời xem để biết thêm!)

Nên tôi hỏi những người đang xếp hàng cùng với tôi: “Quý vị có số [điện thoại] xe taxi để tôi gọi xe taxi không?” Rồi một quý cô tốt bụng bước ra khỏi hàng và nói: “Ở đằng kia có một cửa hàng. Trong đó bà có thể dùng điện thoại miễn phí để gọi xe taxi”. […] Cô ấy thậm chí còn chỉ cho tôi cách gọi điện thoại đó: “Chỉ cần nhấc máy lên là sẽ có người nói chuyện với Bà, sau đó Bà nói Bà muốn đi taxi, và Bà nói cho họ biết Bà đang ở đâu. rồi họ sẽ đến”. Tôi cũng không biết mình đang ở đâu. Cho nên tôi nói: “Cửa hàng này”. Và họ nói: “Chúng tôi có rất nhiều cửa hàng như thế. Nên, Bà phải cho tôi biết địa chỉ”. Rồi tôi nhờ các nhân viên cửa hàng đến nói chuyện với người (tài xế) taxi. Tôi là “một người xa lạ ở xứ Ai Cập”. Cho nên họ giúp tôi đón một chiếc taxi.

Và rồi sau đó, tôi thuê được một phòng khách sạn, phòng nhỏ, rẻ tiền. Tôi đi đổi một số tiền, và rồi cảm thấy an toàn. Nhưng rồi khách sạn hỏi tôi đủ điều – không chỉ hộ chiếu thôi, mà còn hỏi bằng lái xe – có Trời biết, tôi không có. Rồi hỏi thẻ tín dụng – tôi không sẵn lòng đưa ra, bởi vì không phải tên tôi – tôi chỉ mượn thẻ thôi. Ôi, đời tôi không đơn giản chút nào. Mình tưởng đơn giản – nhưng không. Tôi tưởng đời mình đơn giản rồi – nhưng không đơn giản. Cho nên tôi cũng không thể ở khách sạn đó vì tôi không đủ “đáng tin cậy”. Họ không tin vào khuôn mặt, lời nói, dáng vẻ của mình – dù mình trông có hiền hòa đến đâu, hay mình ăn nói dịu dàng đến đâu – họ tin vào tấm thẻ tín dụng được in sẵn. Thí dụ như vậy. Nên tôi không thể ở khách sạn đó được. Tôi phải rời đi trong đêm bằng xe taxi vì tôi không biết phải làm gì khác – không có cửa hàng, không có tàu hỏa, không có xe buýt nào vào lúc đó nữa.

Tôi đi taxi từ Luân Đôn tới nơi tôi định đến. Khoảng hai tiếng đồng hồ. Và tài xế taxi là người Hồi giáo. Anh ấy nói với tôi rằng anh là người Hồi giáo. Được, tốt. Nên, tôi đã chào anh ấy nhân danh Đấng Allah. Nhưng có lẽ anh ta có chuyện không vui với vợ hoặc có chuyện gì đó ở nhà; anh ta cứ nói chuyện cáu gắt với tôi suốt chặng đường, vì bất cứ gì, bất kỳ lý do gì – cứ cáu gắt thôi. Nhưng rồi bỗng nhiên anh ta đổi giọng. Anh ta nói về việc anh không muốn ăn món này món kia vì bị dị ứng. Nên tôi nói: “Ồ, vậy thì anh hầu như là người thuần chay rồi”. Anh ấy nói: “Không, tôi không ăn thuần chay. Tôi chỉ ăn món này món kia vì nó không gây dị ứng. Tôi uống sữa hạnh nhân và sữa không chứa đường lactose”. Tôi nói: “Ồ, tôi biết, tôi biết. Vì tôi là người thuần chay, nên tôi uống sữa thuần chay này nọ. Tôi không uống sữa có đường lactose”.

Và rồi khi chúng tôi dừng lại ở một cửa hàng vì anh ta cần đổ xăng cho xe, tôi bước vào và mua rất nhiều thứ cho anh ta, tất cả đều thuần chay – bánh quy, bánh ngọt và các loại sữa thuần chay khác nhau để thử. Và rồi anh ta lại bắt đầu rất cộc cằn với tôi. Anh ta giật lấy mọi thứ từ tay tôi và quăng chúng trở lại kệ. Tôi nói: “Nhưng tại sao? Tôi sẽ trả tiền mua mà”. Anh ta nói: “Không, không, không! Tôi không muốn! Tôi không muốn! Tôi không muốn!” Anh ta rất cộc cằn. Chắc hẳn anh ta gặp rắc rối về thể chất hay gì đó. Hoặc có thể lúc đó đã khuya và anh ta không muốn chở tôi đi xa như vậy, nhưng anh ta phải làm vì anh ta đang trực. Anh ta đang xếp hàng để đón khách nên phải đi. Tôi rối rít xin lỗi suốt. Tôi nói: “Xin lỗi, xin lỗi. Đã khuya rồi, tôi sẽ bù đắp cho anh. Tôi sẽ trả nhiều hơn mức anh yêu cầu. Đừng lo về điều đó. Và đây, hãy cầm lấy một ít trước. Đây. 50 bảng Anh cho anh. Xin vui lòng, đó là dành cho riêng anh. Và lát nữa, tôi sẽ trả thêm nhé?” Rồi anh ta nói: “Không, không. Bà giữ đi. Lát nữa trả hết một lượt – cũng được”.

Anh ta không có ý định nhận tiền hay cố gắng gây rắc rối. Chỉ là lúc đó anh ta đang gặp một số rắc rối. Sau đó, tôi nói chuyện với anh ta về đạo Hồi, những điều tôi biết về Kinh Hadith và Kinh Q’uran. Rồi, anh ta bắt đầu thích. Cho nên, chúng tôi ổn. Chúng tôi thành bạn cho đến phút cuối cùng. Và rồi, tôi đi đến nơi mà tôi phải đến. Rồi tôi nói: “Xin dừng lại ở đây trước nhà hàng thuần chay đó. Tôi cần ăn một chút”. Hơn nữa, tôi cũng không muốn anh biết tôi sẽ đi đâu kế tiếp. Tôi thường đổi xe taxi giữa chừng để giữ an toàn cho bản thân. Tôi chỉ nghĩ vậy thôi. Dù sao thì đây cũng là một đất nước an toàn, nhưng tôi luôn đề phòng thêm vì tôi thường du hành một mình. Dù sao thì tôi cũng vào nhà hàng và gọi một ít thức ăn thuần chay, rồi sau đó, tôi gọi taxi và đi đến một nơi khác.

Nhiều lúc tôi ngưng ghi âm, rồi ghi âm lại nên tiếng nói không phải lúc nào cũng khớp với tiếng nói trước đó. Tôi hy vọng khán giả không phiền.

Lý do tôi liên tục đổi xe taxi, nếu phải đi bằng taxi, là vì tôi rất hào phóng với các tài xế. Tôi cho họ một khoản tiền boa rất hậu hĩnh, hoặc tôi mời họ ăn những bữa ăn thuần chay mà tôi gọi ở một nhà hàng, rồi tôi đưa cho họ mang về. Và rồi họ biết tôi có tiền. Vậy để đề phòng, vì lý do an toàn, tôi đổi xe taxi. Và tôi luôn dừng lại ở một nơi an toàn, rồi sau đó có thể tôi đi bộ đến nơi tôi muốn đến, dừng lại trước một khách sạn, hoặc tôi sẽ gọi một xe taxi khác từ khách sạn, một tài xế taxi mới, thí dụ vậy. Đó chỉ là một biện pháp phòng ngừa bổ sung bởi vì tôi ở trên thế giới một mình. Và quý vị biết thế giới này không phải lúc nào cũng tốt đẹp và đáng yêu đối với tất cả mọi người, nên tôi phải tự chăm sóc bản thân.

Đôi khi tôi thường trở lại Đài Loan (Formosa) hoặc một nơi nào khác và nói trước với mọi người đến đón tôi bằng xe hơi hoặc phương tiện nào đó. Nhưng sau này tôi không muốn nữa. Bởi vì, chẳng hạn, tất cả người Đài Loan (Fomosa) sẽ đến, làm cho sân bay đông nghẹt. Tôi không muốn làm phiền việc đi lại của người khác. Và tôi không muốn mọi người chắn đường người khác theo bất kỳ cách nào. Họ sẽ mang một cái ghế kiệu đến rồi đặt tôi lên trên cái ghế đó và bốn người khiêng tôi – hai người phía trước, hai người phía sau – khiêng trên vai để mọi người khác có thể nhìn thấy. Ôi Trời ơi, đó thực sự là một điều gì đó đầy thử thách, và tôi rất ngại. Nên sau một thời gian, tôi không dám cho ai biết là mình sắp về hay đi đâu cả. Tôi chỉ trốn đi.

Ngay cả khi tôi đi khắp Âu châu – có nhớ chuyến hoằng pháp Âu châu thời chiến tranh, theo lời mời của một nữ đồng tu thỉnh cầu tôi đến để chấm dứt chiến tranh lúc bấy giờ – tôi đi một mình với hành lý đơn giản. Và tôi không dám đi xe của bất kỳ đệ tử nào hoặc đi cùng họ hay gì cả. Tôi hoàn toàn đi một mình. Và khi tôi thấy họ tiến về phía mình, tôi lập tức chạy đi nơi khác. Có một lần, có nhớ tôi đã kể quý vị nghe, ở Slovenia, ở đó không còn xe taxi nào nữa. Và tất cả đệ tử nhìn thấy tôi vì họ cũng đi nghe bài giảng của tôi trong chuyến hoằng pháp. Lúc đó, họ theo tôi khắp nơi đến các nước khác nhau. Nhưng tôi luôn đi một mình. Rồi họ nhìn thấy tôi và nói: “Ồ, Sư Phụ, Sư Phụ, xin đến đây, chúng con có xe”. Không, tôi không dám, vì mọi người sẽ đến. Nếu tôi đến đó, ở đó, đợi xe của họ, thì những người khác sẽ đến. Và sân bay sẽ hỗn loạn.

Cho nên tôi trốn vào một trong những chiếc xe cho thuê. Và chiếc xe duy nhất mà tôi thuê được lúc đó, đã kể quý vị nghe rồi, là xe số sàn. Cả đời tôi chưa bao giờ lái xe số sàn. Và đó là phút cuối cùng cửa hàng đó còn mở cửa. Người đàn ông háo hức đóng cửa hàng để về nhà. Và ông ấy chỉ nói với tôi, “Bà làm thế này. Thế nọ. Thế kia. Rồi xe sẽ chạy”. Tôi nói: “Làm ơn, không, tôi chưa bao giờ lái loại xe này trước đây”. Ông ấy nói: “Bà sẽ biết thôi”. Làm sao? Vì ở châu Âu tôi thấy nhiều xe đều là xe số sàn. Nên, ông ấy xem như đương nhiên tôi sẽ biết, rằng tôi chỉ muốn tỏ ra nhõng nhẽo với ông để trì hoãn việc ông về nhà với vợ con và ăn tối. Tôi nói: “Không, tôi thực sự không biết. Xin hãy chỉ cho tôi”. Ông nói: “Bà sẽ biết cách. Cứ làm như vậy. Cứ lái thôi. Bà nhấn ga và nhấn…” Tôi cũng quên mất ông ấy nói gì với tôi rồi. Còn bây giờ nếu biểu tôi lái xe số sàn thì tôi cũng không còn biết cách lái nữa.

Nên, lúc đó tôi đã lái xe suốt quãng đường từ sân bay về thủ đô, và chiếc xe đã dừng lại nhiều lần. Tôi phải dừng lại, viết lên một tờ giấy lớn rồi dán nó lên cửa kính sau: “Tài xế mới biết lái! Làm ơn chú ý!” Và rồi những người lái xe ngang qua tôi nhìn thấy [xe] tôi “cạch, cạch”. Xe gần như dừng lại hoặc không muốn đi. Họ cứ nhìn tôi bằng nụ cười thân thiện. Người ở đó vô cùng tử tế; họ hiểu, họ chỉ tránh xe của tôi. Và tôi luôn cầu nguyện: “Xin hãy để chiếc xe tiếp tục chạy”. Và tôi không biết cách – dừng, khởi động, dừng, khởi động, “cạch, cạch, cạch”, nửa dừng, nửa khởi động, như vậy đó … Vậy mà tôi vẫn đến được một trong những khách sạn đâu đó trên xa lộ đó. Rồi tôi đi vào và để nhân viên khách sạn lo liệu chiếc xe đó, gọi cho công ty đó đến lấy ngày hôm sau hoặc bất cứ khi nào. “Làm ơn cho tôi biết liệu tôi có thể đón taxi để đi đến thủ đô không”. Rồi họ thu xếp hết. Vì cần phải đi nhanh, nên tôi không thể [chạy] “cà giật” với chiếc xe đó được nữa. Việc đó nguy hiểm và tôi sẽ bị trì hoãn quá lâu. Bởi vì lúc đó, cứ mỗi hai ngày là thuyết pháp ở một quốc gia. Quý vị nhớ điều đó không? Cứ hai ngày tôi lại phải đến một đất nước khác. Nên tôi không thể cứ đùa giỡn với cái xe đó được.

May mắn là có Thiên Đàng bảo vệ, các thiên thần đã giúp tôi và bằng cách nào đó, tôi đến được một khách sạn và thu xếp việc đó. Và họ nói: “Ồ, đi taxi đến thủ đô rất tốn kém”. Tôi nói: “Không, không, tôi không màng. Làm ơn, làm ơn. Tôi có tiền để trả”. Dĩ nhiên khi lên đường, tôi đã chuẩn bị sẵn tiền mặt và một số thẻ tín dụng. Nên tôi nói: “Đừng bận tâm, tôi có tiền”. Đó là lý do tôi luôn phải đổi taxi bất cứ khi nào có thể, vì mọi người sẽ biết tôi có tiền. Vì đôi khi họ không muốn đưa tôi đi. Họ lo khoảng cách quá xa và không biết tôi có tiền hay không. Và tôi là một người lạ; tôi không phải người châu Âu. Đại loại như vậy. Rất khó để đi trên đường một mình và cũng phải tự bảo vệ mình nữa. Và phải thuyết phục người ta rằng mình có tiền để đi đường dài. Bây giờ nhớ lại tất cả chuyện đó, thấy giống như một câu chuyện Hollywood.

Photo Caption: Yêu Thương Dâng Những Điều Tốt Đẹp Nhất Của Mình Để Người Khác Cảm Thấy Vui!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-20
783 Lượt Xem
39:31

Tin Đáng Chú Ý

275 Lượt Xem
2025-01-20
275 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android