Hãy thiền thêm Quán Âm (thiền Âm Thanh Thiên Đàng nội tại) nhé? Tôi thấy đa số quý vị chỉ ngồi đó quán Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) rất nhiều, mà không quán Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) sẽ làm cho mình dễ chịu hơn, đỡ bệnh tật, ngay cả về mặt thể xác, bởi vì mình trả lại cho thân thể, tái tạo năng lượng của mình. Đa số năng lượng bị mất qua các bộ phận bên ngoài. Cho nên khi ngồi trong tư thế Quán Âm, mình tái tạo nó trở lại. Mình rút tất cả năng lượng vào bên trong và không bị thất thoát ra bên ngoài cho lắm.
Bây giờ chỗ cộng tu chúng ta không có nhiều luật lệ. Nhưng nghĩ lại, thấy nó giống luật lệ. Rồi sau khi tôi chết, có thể họ sẽ nói: “Này, nếu anh muốn làm Bồ Tát của “đạo Thanh Hải”, thì bây giờ anh phải đem theo ghế dựa lưng hay ghế Quán Âm”. Gì nữa? (Phải ăn mỗi ngày 3 lần.) Ăn ngày 3 lần. “Phải ăn kẹo (thuần chay), phải ngậm kẹo ho (thuần chay), và phải có bắp rang”. Thí dụ vậy. Rồi có lẽ họ sẽ cho quý vị biết loại kẹo (thuần chay) nào phải lấy. Có thể có luật mới, như, “phải có kẹo que (thuần chay)” . “‘[Kẹo] Mr. Tom’ là phải có”, gì gì đó. Rồi có lẽ vài luật nữa như là… Tại vì có những người ngoài, họ không biết, họ sẽ nói: “Kẹo phải gói từ hai bên, xoắn lại thế này, chứ không phải thế kia”.
Có những luật thật sự kỳ cục, nói quý vị hay. Như, đừng để rau phủ cơm, hay là đừng để cơm phủ rau. Tại vì có người thích ăn nhiều cơm hơn rau, có người thích ăn nhiều rau hơn cơm, cho nên họ muốn chắc chắn mọi người được chia đồng đều, nên nó thành luật. Họ thật sự gọi đó là “giới luật”, rất quan trọng. Giới luật thậm chí còn quan trọng hơn luật. Giống như “Ngũ Giới”; điều đó phải có. Ở đây có ai để mì phủ rau không? Hay ngược lại? Vậy là phạm luật rồi! Không tốt! Không phải là Phật tử tốt.
Trời ơi, nếu tôi đọc hết những luật lệ đó cho quý vị nghe thì sẽ dài lắm. Thí dụ như vậy đó. “Rồi phải có một cái khăn, tại vì...” Hiện giờ, mình làm cái gì đó giống vậy từ “Thiên Trang SM”. (Dạ phải.) Rộng bao nhiêu, dài bao nhiêu, và có thể họ sẽ đo tất cả mấy thứ đó. “Và kích thước phải y chang như vậy”. Rồi tất cả màu mà bây giờ mình làm, “Phải y như màu đó mới được”. Trời ơi! Sẽ có luật “không được duỗi chân”, hoặc “thỉnh thoảng được duỗi chân, mỗi tiếng năm lần”, chẳng hạn vậy, không được hơn. Bây giờ hiểu tại sao có luật lệ chưa? [Đó là] cho con người, cho tụ họp.
Tối qua, tôi nói đã khám phá ra tại sao mình phải xếp bằng; tại vì nếu không xếp bằng thì không đủ chỗ. Cái gì mình có thì phải thu gọn lại. Thu gọn lại hết để mình có thêm chút chỗ. Thu gọn lại. Hơn nữa, nếu ngồi dưới đất, cách tốt nhất là xếp bằng. Như vậy cân bằng hơn, để mình ngủ được an giấc. Không dễ té. Phải không? Ờ. Ở Ấn Độ, mấy đạo sĩ cũng tọa thiền như vậy. Bây giờ tôi biết tại sao rồi. Ngồi vậy cũng cân bằng nữa. Giả sử quý vị té phía này, “a!”. Té như vầy, “a!” Cái này sẽ hoạt động như cái cột cân bằng. Ờ, như vậy quý vị trông giống cái nhà kim tự tháp, thấy không? Vậy sẽ không bao giờ té đâu hết. Trời ơi! Người ta thông minh quá.
Nhưng hãy thiền thêm Quán Âm (thiền Âm Thanh Thiên Đàng nội tại) nhé? Tôi thấy đa số quý vị chỉ ngồi đó quán Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) rất nhiều, mà không quán Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) sẽ làm cho mình dễ chịu hơn, đỡ bệnh tật, ngay cả về mặt thể xác, bởi vì mình trả lại cho thân thể, tái tạo năng lượng của mình. Đa số năng lượng bị mất qua các bộ phận bên ngoài. Cho nên khi ngồi trong tư thế Quán Âm, mình tái tạo nó trở lại. Mình rút tất cả năng lượng vào bên trong và không bị thất thoát ra bên ngoài cho lắm. Cho nên ngồi xếp bằng cũng là một trong những lý do này.
Một trong những lý do mình xếp bằng là giữ gìn năng lượng. Thật vậy. Ờ, nếu quý vị biết về bạch thần thông, thì họ cũng khuyên mình làm vậy, dù họ không phải đạo sĩ hay gì cả. Một trong những cách bảo vệ mà người có bạch thần thông làm là: khi họ cảm thấy hoặc trông thấy từ trường xấu hoặc năng lượng xấu từ người nào ngồi trước mặt họ, thì họ khoanh chân lại với nhau và có thể khoanh tay nữa, nếu được.
Nên thật ra, khi quý vị cảm thấy không muốn nói chuyện, hoặc cảm thấy muốn phòng thủ, tự nhiên quý vị cũng khoanh tay lại. (Dạ.) Kiểu như là đóng lại vậy. Và khi cảm thấy yêu thương, ha! Thấy không? Khi muốn chào đón người nào với tấm lòng, mình tự nhiên dang tay ra, cử chỉ không tự vệ. Không phòng thủ, mở ra. Nhưng khi cảm thấy chán hoặc không thích người đó, mình có khuynh hướng khoanh tay lại. Và khi người đàn ông khoanh tay, tức là anh ta không thích quý vị, vậy hãy đi kiếm anh khác. Dường như là vậy.
Cho nên dù không biết tại sao mình khoanh chân, nhưng làm vậy tốt. Và Quán Âm (thiền Âm Thanh Thiên Đàng nội tại) còn hơn vậy nữa, giữ gìn năng lượng hơn nữa. Cũng tốt cho mình về mặt thân thể, tâm linh, đủ mọi thứ, hiểu không? Nhưng nếu mệt thì dĩ nhiên duỗi chân ra một chút há. Sao cũng được, miễn thiền tốt và nhập định, là được rồi. Tư thế thật ra không quan trọng lắm. Nhưng về mặt thân thể thì nó giúp ích. Nó cũng giúp mình giữ gìn năng lượng, và giúp mình sảng khoái, khỏe mạnh hơn.
Buổi sáng hoặc sau khi thiền Quán Âm, nếu soi gương quý vị sẽ thấy da dẻ mình rất sạch sẽ, hồng hào, mắt sáng. Khi phủ khăn thiền Quán Âm một hồi rồi đi nhìn gương; thấy da dẻ mình giống như đổi mới. Có không? Quý vị có nhìn không, (Dạ có.) Sô-cô-la? Có khi nào quý vị soi gương thấy da mình bớt màu sô-cô-la hoặc trở thành gần giống cà-phê sữa không? Hay là màu sô-cô-la đậm hơn, sinh tố sô-cô-la? Có bao giờ thử nhìn chưa? (Dạ có.)
Cảm thấy khác, nhìn thấy khác. (Dạ.) Mặt trông tươi sáng, mịn màng, ửng hồng, sau khi thiền Quán Âm một lúc. Quán Quang (thiền Ánh Sáng Thiên Đàng nội tại) cũng có, nhưng Quán Âm thấy rõ hơn. Mỗi lần phủ khăn thiền một mình làm Quán Âm (thiền Âm Thanh Thiên Đàng nội tại), sau đó nếu vô tình vào phòng tắm và nhìn [vô gương], sẽ thấy khác. Da dẻ mới mẻ, mềm mại hơn, và hồng hào đủ thứ, dù trước đây chưa bao giờ có da dẻ hồng hào, và mắt long lanh. Dầu sao, đó là phương thức và phương thức đó thật sự giúp ích, giúp mình trẻ trung. Nhưng có điểm “không tốt”. Nghĩa là mình chết mà trẻ măng. Nhưng ai bận tâm. Chết mà trẻ đẹp tốt chứ. (Chết đẹp.) Cái gì? Ai nói cái gì? (Con chỉ nói: “Chết đẹp”.) Chết đẹp, phải. Chết đẹp. Dù sao mình không bao giờ “chết”. Mình quên chuyện đó rồi, mình không bận tâm.
Ồ, trông xấu lắm, đừng chụp hình này. (Thưa Sư Phụ.) Hả? (Cái đó là gì ạ?) Tôi quên nó là cái gì rồi. Cái đó để trị đau cánh tay. Tôi bị lâu rồi, nhưng không chăm sóc tốt. Nên hôm nay, họ đưa cho tôi mấy miếng thuốc dán cho nó mau lành. Để cho tôi khỏe hơn, rồi tôi mới có thể đi lo cho thế giới ngoài kia, và dời non [lấp biển], chẳng hạn. Mấy núi nhỏ thôi. Bây giờ thấy khỏe hơn chút chưa? (Dạ khỏe.) Tươi tỉnh lên một chút. Có ai muốn nói gì không? Cảm thấy “ngứa ngáy” muốn nói không? Nếu không thì mình thiền nữa, nếu không có câu hỏi nào, câu hỏi về tu hành, câu hỏi về thiền. Chắc không hả. Nếu ngồi được tốt thì chắc chắn quý vị đã là người tiến cao đẳng rồi. Phải không? Dù sao, tôi cảm thấy quý vị khá lắm. Thí dụ, tôi có thể cảm thấy người nào thiền nhiều, hoặc người nào thường đi cộng tu, họ thật sự khác. Và người nào mở miệng ra hỏi vài câu, tôi biết người đó không đi cộng tu nhiều.
Những người không đi cộng tu, họ có góc cạnh xung quanh, còn quý vị tròn trịa hơn. Ít nhất quý vị cũng cọ xát nhau mỗi ngày, rồi trở nên nhẵn hơn. Nhưng người ta không tới đây… Tại vì nhiều khi đi cộng tu, quý vị cũng nói chuyện với nhau về những vấn đề nhỏ chỗ này chỗ kia, rồi giải quyết ổn thỏa, đó là nói về mặt vật chất. Rồi quý vị thiền nhiều, trí huệ cũng phát triển, rồi quý vị trở nên điềm tĩnh hơn, đơn thuần hơn, có trí huệ hơn. Những người không đi cộng tu đều, họ hỏi những câu hỏi như: “Thưa Sư Phụ, xin Sư Phụ lặp lại Năm (Hồng) Danh được không? Con quên rồi”. “Đẳng cấp thứ Hai như thế nào?” “Xin Sư Phụ gia trì cho cái chân của con”. Thí dụ như thế đó. Những dạng người này, nhiều khi họ tới chỉ để cho vui thôi, hoặc chỉ vì lợi ích vật chất, rồi tôi thật sự cảm thấy không dễ chịu cho lắm.
Nếu quý vị thiền tốt, lợi ích tâm linh sẽ đến và cũng sinh ra lợi ích hữu hình, lợi ích vật chất nữa. Quý vị biết rồi. (Dạ.) Điều đó có xảy ra. Như thế dễ hơn. Sao phải trở thành người ăn xin hoài? Tự mình kiếm tiền đi, chao ơi. Nó giống như vậy đó. Dù kiếm khó khăn cách mấy cũng tốt hơn. Sao lại đi ăn xin? Những người cầu xin lợi lộc vật chất từ người tu hành, họ cũng không khác gì người hành khất ngoài kia, chỉ là họ không xin tiền bạc thôi. Đó là việc làm thiếu phẩm giá đối với một thánh nhân như quý vị. Ráng chịu đi, âm thầm chịu đựng thì mọi chuyện sẽ tự giải quyết. Như thế đó. Không có cách nào khác hết.
Nếu quý vị không có câu hỏi nào, thì có thể đi “ngủ” trở lại. Tôi thật sự cảm ơn nỗ lực của quý vị. Quý vị đã làm được. Quý vị từ xa xôi đến đây, với đôi chân dài. Từ cứng đơ mà quý vị cũng đến ngồi được, và làm chủ được đôi chân, bắt chúng ngồi như vậy hàng giờ liền. Quý vị thật sự đã làm chủ chính mình rồi. Vậy là tốt lắm! Thật là tốt. Nhất là những người phương Tây, quý vị không quen. Thường thường quý vị quen ngồi bàn, ngồi ghế, không quen ngồi xếp bằng chút nào vì chân quý vị cũng rất dài nữa. Cũng không biết khoanh chân chỗ nào nữa.
Photo Caption: Thiên Nhiên Là Người Tô Điểm Tự Nhiên, Bây Giờ Và Mãi Về Sau.