Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ngoại Diện Không Luôn Phản Ảnh Sự Khai Ngộ Bên Trong, Phần 2/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

“Lão Đan cũng tình cờ đến nước Tần. Khi đang ở nước Lương”, có lẽ khi ở Tân Trúc, “Họ gặp nhau. Họ chạm mặt nhau ở đó. Khi Lão Tử nhìn thấy Dương Tử, Ngài ngẩng đầu lên nhìn trời. Nhìn về hướng đó”. Giống như, tôi đang làm đây. Không biết để làm gì. Để xem. À! “Và rồi Ngài thở dài”. […] “Ngài nói: ‘Trước đây, tôi tưởng tôi có thể dạy Ông. Rốt cuộc hôm nay, tôi thấy rằng không thể dạy Ông được’”. Nghĩa là không thể cứu được Ông. Không cách nào. Nghĩa là không có cách nào. “Rồi Dương Tử không nói gì”. […]

(Kính chào Sư Phụ.) Chào mọi người. (Kính chào Sư Phụ.) Bây giờ chạy, chạy. Thấy chưa? Khi tôi không có ở đây, tất cả đều đi ngủ. Bây giờ họ phải chạy trở lại. Sao không có ai ở đây hết vậy? Trên đó hả? Không phải đây. Ở đây không sạch. Buổi sáng không ai quét hả? Có quét sàn chưa? (Dạ có.) ([Sư Phụ] đẹp quá.) Quét rồi hả? (Dạ. Chúng con đã lau sàn.) Tôi có nên lên trước, rồi xuống lại sau? Đâu có ai ở đây. (Dạ có.) Có không? (Dạ có.) Sao thấy nhiều người chạy như vậy? Từ vườn trúc chạy xuống, hả? (Dạ từ vườn trúc.) Tôi đang định xuống phòng khách ngồi đợi một lát. Rốt cuộc bị quý vị thu hút. Thu hút tôi đến đây. Không thể kiềm chế được. Ngay cả từ Âu châu cũng bị quý vị thu hút tới đây. Huống chi là ở gần bên.

Mấy liên lạc viên có ở đây không? (Dạ có.) Chạy lẹ tới đây. Ngồi đây mát hơn. Chỉ thỉnh thoảng thôi. Thỉnh thoảng ngồi đây. Lẹ lên. Người nước ngoài không hiểu tôi sắp nói gì, nên tôi không mời họ đến. Tới đây. Lẹ lên. Một, hai, ba. Không ngồi à? Không muốn hả? (Dạ muốn, muốn. Con ngồi đây.) Lại đây, lại đây. Cẩn thận đó. Cẩn thận. Vô đi. Vô đi. Cẩn thận vì có kiến ở đó. Sáng nay họ chưa quét sàn à? Ngồi phía trước tốt hơn. Ngồi đó cũng được. Dời qua đây. Xa hơn một chút. Được rồi. Thế thôi hả? Không có bao nhiêu. Được rồi. Mấy người làm việc, mấy người đến đây làm việc đều có thể lên bục, cả nam lẫn nữ. Lẹ lên. Một, hai, ba. Chạy. Không cần phải mang giày. Lẹ lên. Những người đó làm việc ở đây, những ai siêng năng làm việc, chứ không phải chơi đùa với hoa cỏ, không làm phiền người khác, lượn qua lượn lại ngắm hoa. Ngắm “hoa” mà biết chạy tới chạy lui. Tới, tới, tới nào. (Dạ đây.) Ở phía trước. Không sao. Không sao. Người thấp ngồi phía trước, người cao ngồi phía sau. Lẹ lên. Lẹ. Chúng ta sẽ… Buổi giảng kinh bắt đầu! Rồi.

Tay tôi đang cầm cuốn sách, tựa đề: “Liệt Tử và Dương Tử”. Cũng có Khổng Tử, Lão Tử nữa. Rất nhiều “Tử” trong đó. Nhưng những gì Họ nói trong sách cũng là những gì chúng ta đã nói ở đây. Để lỡ quý vị không tin. Nên tôi sẽ “quảng cáo” những bài nói của Họ. Quý vị có xu hướng tin những điều người khác nói hơn, phải không? Khi nghe một Minh Sư còn sống trước mắt nói về điều đó, thì khó hơn cho quý vị để… Được rồi, được rồi.

“Có một thời”, Dương Chu… Dương Chu và Dương Tử là cùng một người hả? (Dạ phải.) Cùng một người à? (Dạ cùng một người.) Kỳ lạ quá. Ông và Lão Tử. Lão chết, Lão Tử, lão chết. Già rồi sẽ chết. Lão Tử. (Là Lão Tử.) [Dương Tử] có phải cùng thời với Lão Tử không? (Dạ cùng thời với Dương Tử.) (Cả hai cùng thời.) (Khổng Tử.) (Dương Tử.) Dương Tử và Lão Tử cả hai cùng thời với nhau hả? (Với Trang Tử.) (Trang Tử?) Trang Tử… Không. Dương Chu. (Dương Chu. Đúng ạ.) Dương Tử lẽ ra là… (Dương Chu là Dương Tử.) Ông là đệ tử của Lão Tử. (Ông là người cùng thời với Trang Tử.) À, không phải. Cùng thời với Lão Tử. Họ viết nhầm rồi. Lạ thật? Dương Tử vốn đã rất nổi tiếng rồi. Ông là một vị thầy. Tại sao ông luôn giao du với Lão Tử? Ờ. Thôi kệ. Kệ là “Tử” nào đi. Dù sao họ cũng chết hết rồi. Không thể biện bạch gì cho chính họ. Chúng ta cứ đọc ngẫu nhiên thôi.

“Dương Tử, hay Dương Chu, ông đi tới Miaoli (Mẹo Lý). Thực ra ông ấy đã đi về phía nam”. Nghĩa là ông ấy từ Đài Bắc quá giang, hoặc cùng đồng tu bắt xe buýt đến Mẹo Lý. “Ông ấy đến một nơi tên là ‘Bái Địa’”. Không biết ông ấy “bái như thế nào”. “Lão Đan”, Lão Đan cũng là Lão Tử à? (Dạ.) Lạ quá, sao thêm “Đan” vào tên của Ngài làm gì? Ngài không chỉ chết (Tử) thôi, mà còn độc thân (Đan) nữa. Rồi. Lão Đan. “Đan” này không giống như “đơn” [độc thân]. “Lão Đan cũng tình cờ đến nước Tần. Khi đang ở nước Lương”, có lẽ khi ở Tân Trúc, “Họ gặp nhau. Họ chạm mặt nhau ở đó. Khi Lão Tử nhìn thấy Dương Tử, Ngài ngẩng đầu lên nhìn trời. Nhìn về hướng đó”. Giống như, tôi đang làm đây. Không biết để làm gì. Để xem. À! “Và rồi Ngài thở dài”. Lạ quá. Tại sao Lão Tử làm vậy để làm gì? Có lẽ có UFO (đĩa bay) nên nhân tiện Ngài nhìn qua.

Dầu sao, Ngài không nhìn Dương Tử. “Ngài nói: ‘Trước đây, tôi tưởng tôi có thể dạy Ông. Rốt cuộc hôm nay, tôi thấy rằng không thể dạy Ông được’”. Nghĩa là không thể cứu được Ông. Không cách nào. Nghĩa là không có cách nào. “Rồi Dương Tử không nói gì”. Tôi tưởng Ông sẽ nói nhiều lắm. Nhưng rồi Ông không nói gì cả. Thật vậy. Không nói gì. Trong sách có nói như vậy. Rồi… “Tuy nhiên, khi Ông theo Lão Tử đến một quán trọ, Dương Tử đi tắm, đánh răng, rửa mặt. Sau khi niệm Năm Hồng Danh và thiền hai tiếng rưỡi, Ông mới đi tới… Và cũng sau khi chải đầu và cởi giày để ở ngoài cửa”, nghĩa là Ông chỉ đi vớ, “Ông quỳ xuống. Quỳ gối, Ông (Dương Tử) bò đến bên cạnh Lão Tử. Ông rất cung kính thưa: “Mới vừa rồi, Sư Phụ ngẩng đầu lên nhìn trời. Phải không ạ? Sư Phụ nhìn trời và thở dài, nói với con rằng trước đây Ngài nghĩ có thể dạy được con, nhưng bây giờ Ngài nghĩ không thể dạy con được. Ý Sư Phụ là gì? Con xin hỏi ạ?” Có nghĩa là thỉnh cầu Sư Phụ của Ông chỉ giáo. Ông nói rất hay, không phải như cách tôi nói.

“‘Mới vừa rồi, vì Sư Phụ im lặng, bước đi chậm rãi, nhẹ nhàng nên con không dám hỏi. Bây giờ xin Sư Phụ khai sáng cho con biết là con đã làm sai ở đâu? Có khuyết điểm ở chỗ nào?’ Lão Tử trả lời: ‘Thấy Ông quá tự mãn và khoa trương như vậy, ai mà muốn đến gần Ông? Khi một vật có màu quá trắng, thì nhìn nó dường như có một chút…’” Cái gì? Có một chút… (Dạ vết dơ.) Hả? (Dạ vết dơ.) Có nghĩa là hơi dơ. (Dạ vết dơ.) Có vết dơ. Có răng à? (Dạ vết dơ.) Vết dơ. (Dạ đúng.) Ừ. Có một chút vết dơ. Giống như vết dơ chỗ này chỗ kia. Quý vị thấy, trên áo trắng của tôi, dường như cũng có cái gì đó trên đó. Có thấy không? Ở đây nó màu vàng, và mặt kia là vàng kim, rồi hơi xanh lá cây. Trắng quá cũng không tốt. Có lẽ tôi hiểu ý của Lão Tử. Tôi chưa đọc nhưng tôi hiểu. (Dạ đúng.) Cảm ơn nhiều. Anh là người duy nhất vỗ tay. Được rồi. Tôi không có ẩn ý gì đâu. Quá trễ rồi.

“Ngài nói: ‘Nếu một thứ... Nếu nó quá trắng, thì sẽ cảm thấy dường như có những vết dơ’”. (Dạ vết dơ.) Vết “ngốc”. (“Dạ vết dơ”.) “‘Khi đức hạnh của một người quá hoàn hảo, thì dường như lại không hoàn hảo’”. Ý của Ngài (Lão Tử) là gì, quý vị có biết không? “Sau đó Dương Tử cảm thấy rất xấu hổ đến mức đổi sắc mặt. Rồi Ông bái lạy và nói: ‘Con xin tuân lời’”. Vâng lời. Tôi không hiểu. Hai người họ hiểu nhau, chứ tôi không hiểu. Ông nói vậy nghĩa là gì? (Có nghĩa là Ông ấy rất tôn kính Ngài Lão Tử.) Ông ấy tôn kính Ngài, tôi biết điều đó. Đọc thấy rất rõ ràng mà. Nhưng tại sao Ông lại tôn kính Ngài? Thôi được. Đọc tiếp, rồi chúng ta sẽ biết.

“Bình thường, khi hai người Họ cùng nhau vừa mới tới quán trọ, thì người chủ, chủ quán, vội vàng chào đón Ông (Dương Tử). Rồi người quản lý quán trọ liền trải thảm cho Ông ấy ngồi. Sau đó vợ của chủ quán vội vàng mang khăn ướt đến, còn xịt nước hoa lên nữa”. Xịt, phun, phun! Ừm, mùi thơm phức. Cái này không thơm. “Sau đó, bà ta mang cho Ông cái lược, cái gương, v.v…” Nghĩa là đón tiếp Ông hết sức tôn kính, làm cho Ông cảm thấy rất dễ chịu. Phục vụ thượng hạng. Rồi. “Những khách khác trong quán trọ nhường chỗ và chỗ ngồi cho Ông”. Hoặc có lẽ cho Ông một căn phòng tốt, và v.v. “Còn nữa, đầu bếp”, người nấu ăn? (Dạ đầu bếp.) “Người đầu bếp phục vụ Ông những món ngon nhất. Thức ăn ngon nhất, v.v.

Tuy nhiên, bây giờ”, nghĩa là sau khi nghe những lời Lão Tử nói, “Ông dường như trở nên khiêm nhường hơn. Ngay cả khi khách giành chỗ ngồi với Ông, người chủ quán cũng không ra chào đón Ông, vợ của chủ quán cũng không đưa cho Ông khăn ướt có xức nước hoa Pháp, v.v. Hết rồi. Chỉ vậy thôi. Họ không bình luận gì cả”.

Tuy nhiên, hãy xem chúng ta có thể học hỏi được điều gì không. Tại sao một vật quá trắng lại trở nên dường như có vết dơ? Một chút dơ. Tại sao vậy? (Dạ vì mấy thứ hoàn toàn trắng thì dễ nhìn thấy những vết dơ trên đó hơn.) (Dạ vì ánh sáng.) Sợi quang? (Ánh sáng. Nhìn dường như có một chút vết đen.) Có lẽ là một chút bóng mờ hay gì đó. Cho nên, dường như có một số điểm tối. Ờ. Ý của Ngài là, khi nó quá trắng, nó sẽ phản chiếu quá nhiều ánh sáng, khiến con người chúng ta nhìn dường như có một chút khuyết điểm, một chút vết tối hoặc dấu vết, chỉ vì nó quá trắng.

Photo Caption: Tăng Cường Niềm Vui Nội Tại!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

120 Lượt Xem
2024-12-21
120 Lượt Xem
2024-12-21
191 Lượt Xem
38:04

Tin Đáng Chú Ý

153 Lượt Xem
2024-12-20
153 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android