Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chúng Ta Phải Luôn Biết Ơn Những Gì Mình Có, Phần 3/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Sợ quá, nói quý vị hay. Có người thật hết nói nổi. Nhiều khi tôi cũng bất lực. Những kiểu người này làm tôi mệt mỏi. Như vật cản trong sứ mệnh của tôi. Họ ở đó để gây khó khăn, quấy rầy, làm tôi mệt mỏi, làm tôi nản lòng không muốn gặp người khác. Bởi vì nếu ngày nào cũng vậy, nếu hết thường trú này tới thường trú kia, thì tôi thật sự mệt mỏi. Tôi nghĩ: “Trời ơi, tôi đã dạy dỗ mấy chục năm rồi, vả lại cô ở với tôi lâu như vậy mà vẫn còn như thế này? Thì làm sao tôi dạy được người khác đây?” Cảm thấy chán nản. […]

Nếu như có câu hỏi nào hay là muốn biết điều gì đó, quý vị có thể hỏi. Ờ. (Con xin hỏi một câu ạ, nhưng câu hỏi không mấy vui vẻ, và ngớ ngẩn. Được không ạ?) Miễn là hỏi về đạo thì được. Đừng mang thân nhân, bạn bè của quý vị đến đây. Nói tôi nghe. (Thưa Sư Phụ, con có một câu hỏi không vui, và ngớ ngẩn. Được không ạ?) Tôi không biết câu hỏi ngớ ngẩn kiểu gì. Làm tôi lo lắng quá đây. Nếu là tâm linh thì được. (Vâng, tâm linh ạ. Thưa Sư Phụ, con rất biết ơn vì có cơ hội được gặp lại Ngài và hỏi Ngài một câu hỏi. Trong quá trình tu hành, con cảm thấy mình có điều gì đó cần giải quyết để thoát khỏi nỗi đau nội tâm. Nhưng con không biết nó là gì. Vì vậy, con quay đi quay lại trên cùng máy chạy bộ lặp đi lặp lại, [đứng yên tại chỗ] nhiều năm rồi. Trong khi tu hành Pháp Phương Tiện, con không ăn [thuần chay] nghiêm túc trong một tháng, nhưng lại nói dối để thọ Tâm Ấn rằng con đã trung thành tuân theo. Trong lúc Tâm Ấn, con hoài nghi và từ chối Thượng Đế một cách không cố ý.)

Hãy để tôi xem câu hỏi của cô. (Câu hỏi của con…) Mang nó tới đây. Mang tờ giấy của cô đến đây, để tôi có thể đọc rõ hơn. Tôi đọc được không? Hay nó là bí mật hàng đầu? Vậy, câu hỏi của cô là gì? Câu hỏi của cô là gì? (Câu hỏi của con là – xin giúp con.) Để làm gì? (Để chiến đấu với đau khổ nội tâm.) Cô đấu tranh với nội tâm… Cô đã từ chối Thượng Đế, vô tình hay cố ý? (Dạ không…) Không cố ý. Thế nghi ngờ và từ chối Thượng Đế thì tại sao cô lại đến thọ Tâm Ấn? Tại sao? (Lúc Tâm Ấn.) Ờ, nhưng tại sao? Bây giờ cô còn từ chối Thượng Đế không? (Lúc thiền, con không thể tập trung được.) Chưa bao giờ tập trung được? (Lần trước, kỳ bế quan trước, con đã hỏi một câu.) Cô đã hỏi câu hỏi đó. Phải không? (Dạ phải.) Vậy tại sao cô lại trở lại? Chỉ để hỏi lại cùng một câu hỏi? (Con cảm thấy mình không thể giải quyết vấn đề về… của con.)

Tôi không thể giúp cô tập trung được. Và tôi cũng không thể giúp cô chấp nhận Thượng Đế, nếu cô không muốn. Lấy bánh (thuần chay) đi. Chỉ cần tập trung ở đây. Thế thôi. Và khi cô không thể, thì cô không thể. Và khi cô nhớ ra thì tập trung lại. Vấn đề là gì, tại sao cô không thể tập trung? Khi ngồi [thiền] cô nghĩ gì? Về mấy chàng trai? (Dạ không ạ.) Về mấy cô gái? (Không ạ.) Vậy thì sao? Cô nghĩ gì? Tại sao không thể tập trung? Lúc ngồi thiền cô nghĩ gì? Cô nghĩ gì vậy? (Tâm con không… không yên.) Vậy thì hãy cố gắng bình tâm. (Dạ.) Cứ ngồi đó đi. Đừng lo. (Dạ cảm ơn Sư Phụ.)

Lần trước cô đã hỏi câu hỏi đó. Lần này cô cũng hỏi câu hỏi đó. Tôi không thể giúp tập trung giùm cô. Nếu cô muốn có bạn trai, hãy đi tìm một người, sau đó cô sẽ bình tâm lại. Nếu đói thì đi ăn. Nếu cô thích bạn gái, hãy tìm một cô gái, rồi bình tâm lại. Đừng… Có rất nhiều lý do khiến cô không thể tập trung. Tất cả chúng tôi ở đây đều như thế. Cô chỉ cần cố gắng. Cứ phải cố gắng hoài hoài. Khi nào nhớ, thì cô tập trung trở lại. Khi quên, cô nghĩ đến mấy chuyện khác, thì biết làm gì đây? Thì chỉ cần kéo mình lại rồi tập trung sự chú ý của cô vào đây. Chỉ có thế thôi. Và niệm Năm Hồng Danh, điều đó cũng giúp cô bình tâm. Nếu cô từ chối Thượng Đế thì tôi cũng không thể giúp được cô. Và tôi không biết tại sao cô tiếp tục trở lại. Lần sau, nếu cô không tiến bộ, thì đừng trở lại. Tôi không muốn [nghe] câu hỏi đó nữa.

Chúng ta có rất nhiều rác rến đằng sau mình. Thật may mắn là chúng ta đã thọ Tâm Ấn rồi, rất nhiều rác rến đã đi mất rồi. Vì vậy, một số rác nhỏ còn sót lại, chúng ta phải cố gắng lo liệu. Đừng ngồi đó và không thể tập trung thì cầu xin phép lạ. Rất khó. Tôi nghĩ cô chỉ muốn… Cô có niệm Năm Hồng Danh khi thiền không? (Dạ có.) Vậy chỉ cần tiếp tục làm điều đó. Khi thiền cô thấy gì? (Dạ con không thấy gì hết.) Có phải toàn màu đen? (Dạ.) Chuyển động? Màu đen chuyển động, như đám mây đen? (Dạ không có gì.) “Không có gì” nghĩa là gì? Vậy chỉ là… (Dạ không.) Vậy, cô nghe thấy gì khi quán Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại)? Không có gì. (Dạ không có Âm Thanh.) Không có Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại)? (Dạ con không nghe Âm Thanh nào cả.) Nếu cô không nghe, và cô không thấy, thì tôi không biết lúc thiền cô làm gì? Thôi không sao. Tiếp tục, nhé? Và nếu cô cảm thấy không muốn thiền và không muốn chấp nhận Thượng Đế, thì có lẽ cô dừng lại thôi.

Đây là đời cô. Đừng trở lại hết lần này sang lần khác, và hỏi cùng câu hỏi khi cô không muốn tin Thượng Đế. Cô thậm chí không tin Thượng Đế – dù cô không nghe, và cô không thấy. Nhưng tôi không chắc có phải là cô không nghe. [Hay là] cô chỉ không biết. Không có tiếng ồn khi cô quán Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) sao? (Dạ có tiếng ồn.) (Cô ấy nói: “Có”.) Loại tiếng ồn nào? Cô mô phỏng cho tôi nghe được không? Nghe như thế nào? (Chỉ “zzzz.”) Như côn trùng? Hay là máy móc? (Con không giải thích được, xin lỗi.) Được rồi, thế thì đừng bận tâm nữa. Nếu cô muốn, cô có thể tiếp tục, nhé? Tiếp tục làm theo hướng dẫn trong lúc Tâm Ấn. Hiểu không? Có lẽ cô không hiểu Tâm Ấn là gì. Tôi không biết cô tìm kiếm điều gì. Bây giờ cô có thể về phòng và yên lặng thiền được không? Lát nữa, khi tôi trở lại, tôi sẽ hỏi cô nghe gì, cô thấy gì. Bây giờ đi đi. Đi thiền Quán Âm (quán Âm Thanh Thiên Đàng nội tại) trong phòng cô. Hãy cố gắng lắng nghe thật kỹ cái gì trong lúc Quán Âm. Hiểu không? Rồi lát nữa trả lời tôi.

Nhiều năm rồi mà thậm chí không tiến bộ. Nhưng có nhiều người như thế, ngay cả trong nhóm thường trú. Làm tôi mệt quá. Bảo gì họ cũng không nghe. Một số họ không chịu nghe. Nếu tôi bảo họ “đi bên phải”, thì họ đi bên trái. Bảo họ “tiến lên” thì họ lùi lại. Đại khái vậy. Cách đây mấy hôm, một người lái xe của tôi. Xe Nhật, tốt lắm. Mới đem ra xưởng xe một tuần để kiểm tra tổng quát, sau đó đem đi tới chính phủ để… Quý vị muốn ngồi ở đây để có thể thấy tôi không? Tôi không phải cứ nhìn [phía này]. Quý vị có ổn không? Nếu có thể ngồi lên một chút phía trước hoặc ở phía sau đó, quý vị có thể thấy tôi rõ hơn. Và xe vừa mới được kiểm tra [nguyên] một tuần trong nhà xe. Mọi thứ đã được kiểm tra. Và sau đó đi đến chính phủ để kiểm tra nữa. Quý vị biết việc này, phải không? Mọi việc xong xuôi rồi.

Buổi sáng, cô ta mang xe về. Buổi chiều, chúng tôi lái tới đây. Mới có 2 tiếng rưỡi gì đó trên đường cao tốc mà một lốp xe bị hư, tự nhiên bể bánh. Xe lạng qua lạng lại như thế này, thế này, thế này. Vì trên đường cao tốc chạy cũng rất nhanh. Rồi cái túi khí rơi xuống cạnh cửa, không phải phía trước. Rơi xuống bên hông người lái, Không biết sao, chiếc xe đó như vậy. Nhưng túi khí rơi xuống mà xẹp lép. Không phồng lên, mà như bức màn, không cản trở gì cô ta. Ôi hoảng hồn, tôi bảo cô ta: “Dừng xe lại”. Phải dừng. Bởi vì không thể đi như vậy, mình sẽ đụng vào xe khác hoặc có lẽ rơi xuống... Tôi bảo: “Dừng xe lại”. Cô ta nói: “Con không dừng được. Con phải lấy màn này ra đã”. Lúc đó mà vẫn còn cãi! Quý vị hiểu ý tôi không? Thường trú đó!

Sợ quá, nói quý vị hay. Có người thật hết nói nổi. Nhiều khi tôi cũng bất lực. Những kiểu người này làm tôi mệt mỏi. Như vật cản trong sứ mệnh của tôi. Họ ở đó để gây khó khăn, quấy rầy, làm tôi mệt mỏi, làm tôi nản lòng không muốn gặp người khác. Bởi vì nếu ngày nào cũng vậy, nếu hết thường trú này tới thường trú kia, thì tôi thật sự mệt mỏi. Tôi nghĩ: “Trời ơi, tôi đã dạy dỗ mấy chục năm rồi, vả lại cô ở với tôi lâu như vậy mà vẫn còn như thế này? Thì làm sao tôi dạy được người khác đây?” Cảm thấy chán nản. Tôi cũng bảo họ. “Mấy người như quý vị làm tôi hết sức nản lòng, làm tôi cảm thấy không muốn gặp ai hết, những đệ tử khác”. Thật ra đôi khi cũng phải cố gắng để đến gặp quý vị vì họ làm tôi thật sự mệt mỏi. Họ biết hết đó; chỉ là muốn gây chú ý, muốn làm vật cản giữa đường. Dù sao, tôi chỉ nói quý vị biết như thế.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/12)
1
2023-12-12
5329 Lượt Xem
2
2023-12-13
4031 Lượt Xem
3
2023-12-14
3802 Lượt Xem
4
2023-12-15
4071 Lượt Xem
5
2023-12-16
4034 Lượt Xem
6
2023-12-17
3493 Lượt Xem
7
2023-12-18
3545 Lượt Xem
8
2023-12-19
3506 Lượt Xem
9
2023-12-20
3217 Lượt Xem
10
2023-12-21
3022 Lượt Xem
11
2023-12-22
3033 Lượt Xem
12
2023-12-23
2831 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

119 Lượt Xem
2024-12-21
119 Lượt Xem
2024-12-21
190 Lượt Xem
38:04

Tin Đáng Chú Ý

153 Lượt Xem
2024-12-20
153 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android