Cho nên Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khảo nghiệm Ngài và la mắng Ngài; Ý tôi là không phải la, mà lăng mạ Ngài và nói: “Làm sao một kẻ man rợ từ phương nam như Ngươi mà thành Phật được? Ngươi hả? Ngươi đang tìm kiếm loại Phật nào? Ngươi hả? Ngươi làm sao mà thành Phật được?” Vì vậy, Ngài nói: “Ra khỏi đây ngay!” Có lẽ Ngài đuổi Ngài Huệ Năng như thế này, như thể không có gì đặc biệt ở Ngài Huệ Năng hết. Nhưng… tối hôm đó, sau khi mọi người đã ngủ say, có lẽ vào lúc nửa đêm, Ngài đến gặp Huệ Năng. Hai người họ đã có cuộc nói chuyện. Rồi Ngài biết.
Người kế. (Kính thưa Sư Phụ, qua đây nhận Pháp của Ngài con rất là vui mừng. Nhưng mà không biết sao lúc mà truyền Tâm Ấn không biết con nhận được Pháp hay không, mà Ánh Sáng con chưa có. Rồi không biết là sau này một thời gian mình tu mà Ánh Sáng vẫn không có, thì có được giải thoát không Sư Phụ? Hoặc là mình chuyên tâm tu hành, thực hành theo giáo lý của Sư Phụ dạy.) Ờ, tại không chuyên tâm. Bây giờ ngồi thiền đi! (Dạ.) Bây giờ nhắm mắt ngồi thiền. Một lát có Ánh Sáng. Nhiều khi mình chuyên tâm không đủ, mình không thấy Ánh Sáng, chứ không phải không được thọ Pháp, hiểu chưa? Chuyên tâm không đủ. Thì khi nào mà có thọ pháp, rồi ngồi chung lại một lần nữa. Nhé?
Ai? (Kính chào Sư Phụ Kính Yêu và Tôn Kính. Con có một thể nghiệm. Con có thể nghiệm này liên tục. Con xin Sư Phụ xác minh xem thể nghiệm này có thật hay không, vì con hy vọng nó không chỉ là sự tưởng tượng của con. Xảy ra vào năm nay, tháng 4 năm 2018. Khi con đến Đài Loan [Formosa] từ Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc đại lục, dưới sự hướng dẫn của Sư Phụ bên trong. Đồng thời, con đưa “Hòa Bình”, một con tàu tượng trưng cho hòa bình, từ Tây An, Thiểm Tây đến Đài Loan [Formosa]. Nó [con tàu] gọi là “Hòa Bình Tiềm Đường”. “Hòa Bình” theo con đến tận Đài Loan [Formosa]. Và ở Đài Loan [Formosa], Tình Thương bình an, dồi dào đã được chất lên nó trước khi chúng con mang nó về Tây An, Trung Quốc. Bây giờ nó tọa lạc ở Tây An, Thiểm Tây. Và chúng con để ngọn đuốc “Hòa Bình” trong một ngôi chùa…) Tôi không hiểu cô nói gì. Quý vị có ai hiểu không? Nếu hiểu, hãy giải thích cho tôi nghe. (Dạ con tàu.) Một con tàu! Ồ. (Đó là một con tàu. Là con tàu. Con tàu, nhưng là biểu tượng của hòa bình. Nó tên là…) Là Hòa Bình. Ồ.
Ờ, và rồi sao? (Nó được Sư Phụ bên trong dẫn đường. Nó được đưa đến Đài Loan [Formosa]. Và sau đó, khi chúng con trở về, nó được đưa về Tây An, Thiểm Tây và để trong một ngôi chùa. Ngọn đuốc hòa bình của con tàu được đặt bên trong Chùa Di tích Hòa Bình. Vì đó là một thể nghiệm bên trong, nên con hy vọng đó không phải chỉ là mơ ước hão huyền của con. Con xin hỏi Sư Phụ thể nghiệm đó có thật không, vì có hai món quan trọng. Con đạt được hai thứ này ở Đài Loan [Formosa]. Một là… đèn [ngọn đuốc] dẫn đường có thể tìm thấy trên mỗi con tàu. Nó gọi là Đèn Bảo Tháp Lưu Ly Hoàng Kim, đạt được tại Đạo tràng Cao Hùng. Món kia là… Bánh lái Hòa Bình, nghĩa là mỗi con tàu đều có người lái. Nó cũng đạt được từ Đạo tràng Tây Hồ. Chúng con lấy được nó từ đây khi chúng con đến lần đầu vào tháng 4 và mang nó đến Đạo tràng Cao Hùng. Cuối cùng khi chúng con về, chúng con mang hai món này về Trung Quốc đại lục. Vì vậy, con hy vọng xin Sư Phụ xác minh thể nghiệm đó. Mặc dù đó là điều con đã cầu nguyện từ lâu, nhưng con vẫn hy vọng nó sẽ là thật – linh ảnh này.)
Quý vị có hiểu không? (Dạ, hiểu. Ở Trung Quốc, có con tàu này tên là Tàu Hòa Bình.) Và chính cô ấy đã đến trên con tàu đó? (Dạ không. Khi cô ấy đến thì con tàu đó cũng tới. Và khi cô ấy trở về Trung Quốc đại lục sau khi đến Đài Loan [Formosa], con tàu đã theo họ và quay trở lại. Sau đó, nó được lưu giữ trong một ngôi chùa. Dạ thế thôi ạ.) Một ngôi chùa? (Cô ấy nói thế. Cô ấy nói như vậy.) Đó là ngôi chùa nào? Còn tàu làm sao mà đặt được bên trong một ngôi chùa? (Đó là ngọn đuốc “Hòa Bình” được đặt trong Chùa Di tích Hòa Bình.) (Ngọn đuốc – là một ngọn đuốc. Là ngọn đuốc trên tàu. Là ngọn đuốc như ngọn lửa, giống như mình cầm. Cái đó – ngọn đuốc đó được đặt trong ngôi chùa.) À, chỉ ngọn đuốc đó thôi, không phải cả con tàu. (Dạ không phải toàn bộ con tàu.) Ôi, tạ ơn Thượng Đế. Nếu không thì chùa sẽ không biết phải làm gì. Được rồi.
Sao việc này lại phức tạp vậy? Rốt cuộc cô ấy muốn hỏi điều gì? Cô ấy muốn tôi trả lời thế nào? (Thưa Sư Phụ, vì đây là thể nghiệm bên trong của con. Và linh ảnh đó đã theo con mỗi ngày. Con chỉ hy vọng…) Thế thì… Được rồi, được rồi. [Con tàu] không nhất thiết phải theo cô! Đến lúc nó phải đến Đài Loan (Formosa) thì nó đến. Sau khi xong việc, thì nó quay về Trung Quốc đại lục thôi. (Dạ đúng. Chỉ là…) Có lẽ thời điểm đó cũng cùng thời điểm của cô. (Dạ.) Nhưng [tàu] không nhất thiết phải theo cô tới đây hoặc theo cô quay về. Mà chỉ là sự trùng hợp thôi, nhé? (Một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bởi vì trên đường đến đây, con có thể nhìn thấy con tàu. Lúc đó Sư Phụ bên trong cho con thấy con tàu. Bởi vì con có thể thấy nó suốt chặng đường trên máy bay nên [tàu] đã cùng chúng con đến Đài Loan [Formosa]. Vì đây là một linh ảnh, con hy vọng được xác minh để coi thể nghiệm đó thật hay không. Bởi vì [linh ảnh] có vẻ rất thật nên con hy vọng đó không phải là ảo giác hay là do con tưởng tượng. Con chỉ xin Sư Phụ xác nhận.)
À! Có rất nhiều tàu. Tàu đến thì đến. Tàu đi thì đi. Cô bám víu vào nó để làm gì? Con tàu đó rất lớn. (Dạ.) Nếu cứ bám víu vào nó, cô sẽ đau đầu. (Dạ đúng, nhưng vì con có thể thấy nó bên trong.) Cứ vứt nó đi là được. Không có gì cả. Cô thấy một con tàu. Tôi cũng thấy nhiều con tàu. (Bởi vì nó tượng trưng cho hòa bình. Có một số ý nghĩa biểu tượng đặc biệt trong đó.) À, hiểu rồi. “Hòa Bình”. Cô thích chữ này hả? (Dạ, và ngoài ra...) Được, được rồi. (Và ngoài ra, vì nó có ảnh hưởng đến chúng con, nên con hy vọng nó được xác minh.) Nó có ảnh hưởng đến quý vị? (Dạ.) Làm sao? Nó ảnh hưởng gì? (Vì đó là mong muốn của Sư Phụ và cũng là mong muốn của tất cả chúng con.) Được rồi. Nếu nó tốt thì nó tốt. Chẳng có gì to tát, nhé? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Thấy một con tàu không nhất thiết có ý nghĩa gì cả. Nhưng thấy một con tàu tên là “Hòa Bình” vẫn tốt hơn là thấy con tàu có tên là “Chiến tranh”. Đúng không? Nó cũng tốt cho cô. Tốt là nó mang lại cho cô cảm giác bình an. Hiểu không? Được rồi! Thế thôi! Từ nay trở đi, nếu cô thấy cái gì đó lớn lao hơn, đừng bám víu vào đó. Nếu không, cô sẽ không biết làm sao mang nó đến đây.
Người kế. (Thưa Sư Phụ Kính Yêu, thật vinh hạnh được nhìn Sư Phụ và được gặp Sư Phụ. Và con xin hỏi một câu. Con thường xem phim và đọc sách về các Minh Sư thời xưa.) Ừ. (Và câu hỏi của con là về Ngài Lục Tổ Huệ Năng. Ngài là đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và là vị đệ tử khai ngộ duy nhất. Thời xưa, thật vô cùng khó khăn để các đệ tử của những vị đại Minh Sư đạt được khai ngộ vì họ phải giải các câu đố Thiền. Trong khi đó, khi chúng con tu Pháp Môn Quán Âm, chúng con chỉ cần thiền thôi, và chúng con có thể từ từ đi lên cho đến cuối cùng đạt đến Đẳng cấp Thứ Năm và trở thành khai ngộ.) Đúng. (Con xin hỏi câu này: Sao nó lại dễ dàng và đơn giản đối với chúng con như thế? Vậy thôi ạ. Cảm ơn Sư Phụ.) À, quý vị có phước báu nhiều hơn! (Con rất may mắn là có thể gặp Sư Phụ.) Quý vị may mắn hơn. Quý vị không cần phải chặt tay để được khai ngộ. Quý vị cũng không phải quỳ trên tuyết suốt ba ngày ba đêm; mà quý vị vẫn có thể được Sư Phụ truyền (Giáo) Pháp cho quý vị. Quý vị có phước báu hơn. Hãy cảm tạ Thượng Đế vì điều đó. (Xin cảm ơn Ngài, Thượng Đế. Con mới thọ Tâm Ấn.) À, tôi biết, tôi biết. (Xin cảm ơn Sư Phụ.)
Câu hỏi của anh rất đúng lúc. Tôi cũng muốn nói thêm về điều đó. Anh có thể ngồi thoải mái mà nghe hoặc đứng nếu muốn. Thời đó… (Dạ con xin đứng ạ.) Thời đó, xét về mặt địa lý, chắc chắn rất khó tìm được một vị Minh Sư. Trung Quốc đại lục quá lớn. Bởi vậy nó mới được gọi là “đại lục”. Để đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, nếu có thể cưỡi ngựa thay vì đi bộ thì may mắn lắm rồi. Hoặc nếu may mắn hơn, thì có thể đi bằng xe ngựa. Phải mất rất lâu để đến bất cứ nơi nào. Anh đang hỏi về Ngài Huệ Năng, phải không? (Dạ.) Vị đệ tử đầu tiên (Huệ Khả) phải chặt cánh tay của Ngài và quỳ trên tuyết ba ngày rồi Sư Phụ của Ngài mới nhìn Ngài một cái. Đó là thời Bồ Đề Đạt Ma. Khi Ngài đến Trung Quốc đại lục – lần đầu đến Trung Quốc đại lục – không có ai thực sự lắng nghe Ngài. Mọi người dường như coi thường Ngài. Ngài không có giày, đi chân đất và có bộ râu dài thế này. Thông thường, các nhà sư ở Trung Quốc đại lục thời đó đều cạo trọc đầu. Họ phải cạo trọc đầu và cạo sạch râu để được coi là nhà sư, và họ mặc áo cà sa. Nhưng Ngài mặc bất cứ gì. Ngài mặc… Ngài đến từ Ấn Độ. Nên Ngài mặc theo cách của Ngài, khác với phong cách của Trung Quốc đại lục thời đó. Và rồi Ngài… Họ cũng chế nhạo Ngài vì Ngài ăn bằng tay. Không văn minh. Hiểu không? Tất cả họ đều nhìn vào hình dáng bên ngoài, như không đi giày, không ăn bằng đũa, v.v.; một bộ râu dài thế này, v.v. Và cách Ngài ăn mặc, này nọ. Và Ngài không biết cách nịnh nọt Lương Vũ Đế.
Tôi bắt đầu nói từ đầu trước khi nói về Ngài Huệ Năng, nhé? Như vậy sẽ dễ hiểu hơn. Nếu bắt đầu ngay với Ngài Huệ Năng, một số người có thể không hiểu Ngài từ đâu đến. Có một người tầm Chân Lý tên là Huệ Khả. Ông đến gặp Bồ Đề Đạt Ma, muốn thỉnh Giáo lý – Ông biết rõ hơn. Ông nghĩ người đàn ông đó là một người tu hành chân chính. Ông không nhìn diện mạo. Ông không quan tâm là Ngài có giày, có đũa hay không, hay Ngài có cạo râu hay không. Ngài chỉ ngồi đó, không để ý đến ai; Ngài chỉ ngồi đó, nhìn vào tường. Thành ra mới gọi là “diện bích” [nhìn tường]. Ngài ngồi suốt chín năm, không giao du với ai. Cuối cùng, Ngài chỉ có năm đệ tử, bao gồm cả Huệ Khả. Nhưng Huệ Khả phải quỳ trên tuyết suốt ba ngày ba đêm mà không có quần áo ấm hay thức ăn. Sau đó, cuối cùng Ngài chặt đứt một cánh tay và bắt đầu chảy máu, thì Sư Phụ của Ngài cuối cùng mới đi ra gặp Ngài. Thời đó tầm Chân Lý là như thế đó, vô cùng khó khăn. Thậm chí khó khăn hơn thời Ngài Huệ Năng. Những gì Ngài Huệ Năng trải qua chẳng là gì cả. Ngay khi Ngài Huệ Năng đến, Ngài chỉ… Sau đó, Ngài kế thừa y bát, và Ngài rời đi, khai ngộ và mọi thứ. Trong khi đó Ngài Huệ Khả phải quỳ ba ngày ba đêm và chặt một cánh tay mới đắc Đạo. Sau đó, Huệ Khả bắt đầu truyền bá (Giáo) Pháp. Y bát của Ngài Bồ Đề Đạt Ma được truyền lại cho năm đệ tử. Năm? Hay là bốn? Tôi quên rồi. Năm? (Dạ năm.) À, thôi không sao. Nếu có bốn, chỉ cần cắt bỏ vị thứ năm và truyền xuống vị thứ tư. Hay là trao cho tôi. Tôi quên rồi. Tôi đọc truyện này đã lâu lắm rồi. Khi tôi đang thiết tha tầm Chân Lý, tôi đọc đủ loại sách. Tôi đọc mấy sách đó đã lâu, lâu lắm rồi.
Sau khi truyền (Giáo) Pháp cho bốn hoặc năm đệ tử đó, Ngài (Bồ Đề Đạt Ma) rời trần thế. Và Huệ Khả trở thành đệ tử đầu tiên của Ngài, y bát của Ngài được truyền lại cho Huệ Khả. Nhưng Ngài cũng nói: “Con là người đầu tiên. Sau khi truyền y bát xuống vị thứ Sáu…” Y bát; áo choàng phải không? Áo choàng là áo cà-sa (y phục của Phật tử) và… Có lẽ có một chiếc bát khất thực hoặc vật gì đó như một sự tượng trưng, nghĩa là nếu các thứ đó được Minh Sư truyền lại cho Ngài, thì cho thấy rằng Ngài là người kế vị, đệ tử chính thức, khai ngộ và người kế vị được chỉ định. Ngài nói: “Ta ban cho con y bát để làm bằng chứng. Tuy nhiên, khi truyền xuống cho vị thứ Sáu…” Vị thứ sáu là Ngài Huệ Năng. Lúc đó Bồ Đề Đạt Ma đã biết rồi. Lúc đó Ngài chưa biết sẽ có bao nhiêu vị, nhưng điều đó có nghĩa là, lúc đó Ngài Bồ Đề Đạt Ma vẫn chưa… Ngài có thể nhìn thấy tương lai, và đó là lý do Ngài nói như vậy. Nhưng, về mặt chính thức thì vẫn chưa có ai biết. Tuy nhiên, Ngài nói với Huệ Khả rằng sau khi được truyền xuống cho Thiền sư thứ Sáu thì việc này phải nên ngừng lại. Y bát không nên được truyền đi nữa. Và nó thực sự đã diễn ra như vậy.
Khi tới Lục Tổ là Ngài Huệ Năng… Ngài Huệ Năng là người Âu Lạc (Việt Nam) đến từ Âu Lạc (Việt Nam). Khi Ngài mới đến, Thầy của Ngài muốn khảo nghiệm Ngài, để xem Ngài có… “Tiềm năng” tiếng Hoa nói sao? (Dạ trí huệ.) Có trí huệ. Cảm ơn. Vì vậy, Thầy đã khảo nghiệm Ngài. Thầy nói: “Ngươi, một kẻ man rợ đến từ miền Nam”. Hồi đó người Trung Quốc gọi người Âu Lạc (người Việt) là “Nam Man”, nghĩa là họ man rợ. Vốn như vậy đó. Tôi là một trong số họ. Quý vị đang nhìn vào một người “man rợ”. “Man rợ” nghĩa là ăn mặc đẹp đẽ. Ờ, quý vị rất hiểu chuyện.
Cho nên Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khảo nghiệm Ngài và la mắng Ngài; Ý tôi là không phải la, mà lăng mạ Ngài và nói: “Làm sao một kẻ man rợ từ phương nam như Ngươi mà thành Phật được? Ngươi hả? Ngươi đang tìm kiếm loại Phật nào? Ngươi hả? Ngươi làm sao mà thành Phật được?” Thầy đã khảo nghiệm Ngài bằng cách hạ nhục và lăng mạ Ngài để xem cách Ngài phản ứng cũng như mức độ hùng biện và trí huệ của Ngài. Và Ngài Huệ Năng nói: “Ôi! Người miền Nam và người miền Bắc thật sự có khác biệt. Nhưng Phật Tánh làm sao có khác biệt? Về mặt thân thể, Thầy chắc chắn trông giống người miền Bắc, và tôi là người miền Nam, nhưng Phật Tánh của chúng ta hoàn toàn giống nhau”. Lúc đó Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã biết rồi. Vì thế Ngài bảo Huệ Năng đi khỏi, ra khỏi đó. Ngài bảo ai đó đưa Ngài Huệ Năng đi. Ngài không muốn tiếp tục nói chuyện với Ngài Huệ Năng ở đó vì lỡ người khác có thể đoán rằng Ngài Huệ Năng có tiềm năng đặc biệt có thể đạt được đẳng cấp cao trong sự tu hành. Vì vậy, Ngài nói: “Ra khỏi đây ngay!” Có lẽ Ngài đuổi Ngài Huệ Năng như thế này, như thể không có gì đặc biệt ở Ngài Huệ Năng hết. Nhưng… tối hôm đó, sau khi mọi người đã ngủ say, có lẽ vào lúc nửa đêm, Ngài đến gặp Huệ Năng. Hai người họ đã có cuộc nói chuyện. Rồi Ngài biết. Sau đó, Ngài truyền y bát cho Huệ Năng. Bởi vì Ngài Huệ Năng có… Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn hỏi tất cả đệ tử…. Quý vị biết truyện này mà.