Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Nguồn Gốc Và Sự Tiến Hóa Của Nhân Loại, Phần 7/15

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Không phải lúc nào tôi cũng được nghe nhạc sống như thế này. Ở nhà, tôi đốt một ngọn lửa nho nhỏ, sau đó tôi bật cái iPod lên. Chopin. Chopin iPod. Chopin di động. Beethoven bỏ túi. Mà vẫn hay. Một cái iPod nhỏ với một cái loa nhỏ. Lật nó lên thì bằng cỡ quyển sách, như thế. Rồi tôi đốt một ngọn lửa nho nhỏ trong góc nho nhỏ với vài bạn (người)-thân-chó nằm quanh, nhàn rỗi. Thỉnh thoảng ăn chút bắp rang. Nghe nhạc.

Cô muốn đàn thêm không? (Con có một bản nhạc minuet nhỏ của Mozart.) Được. Hãy đàn nhạc của ông đi. (Ông đã sáng tác bản nhạc này khi còn nhỏ.) Tuyệt. Mozart còn nhỏ. (Dạ.) Tôi cũng rất thích Mozart. (Con phải tìm bài nhạc ạ.) Đừng lo. Ông ấy sẽ ở đó.

Cũng ngắn ha. Nhạc đó thực sự rất hay. Thật vui, vui. Tôi nhớ có kẻ ngốc nào đó đã bảo ông sáng tác ít nốt hơn, đừng sáng tác quá nhiều nốt. Bỏ đi một số nốt nhạc, quá nhiều nốt. Ngốc quá. Tôi thà chơi nhạc cho (người)-thân-bò nghe, còn hơn là cho những loại người đó. “Bỏ đi một số nốt nhạc”. Thế thì đâu phải Mozart nữa. Nó trở thành, na, na, da, na, na, na, na. Một số người thật buồn cười. May là chúng ta không có nhiều. Anh có thể đàn thêm cho chúng tôi nghe? Được không? (Sao không? Dạ được.) (Hoan hô!) Chuyên nghiệp. Đàn vĩ cầm tốt cho linh hồn. Tôi có thể thấy anh rất là thích đàn vĩ cầm đó. Tôi thấy dấu… (Dạ, vâng.) …trên cằm anh ở đó. (Con sẽ đàn một bản nhạc nổi tiếng của người Do Thái.) Được, sao không?

Cảm ơn anh. Hay lắm. Tôi nghĩ chúng ta hãy đi ngủ. (Mang thêm vài gối đệm đến đây.) Ở đây tôi có đủ rồi. Mang thêm gối đệm, thì tôi ngồi ở đâu? Thật dễ thương. Nhạc hay quá. Không phải lúc nào tôi cũng được nghe nhạc sống như thế này. Ở nhà, tôi đốt một ngọn lửa nho nhỏ, sau đó tôi bật cái iPod lên. Chopin. Chopin iPod. Chopin di động. Beethoven bỏ túi. Mà vẫn hay. Một cái iPod nhỏ với một cái loa nhỏ. Lật nó lên thì bằng cỡ quyển sách, như thế. Rồi tôi đốt một ngọn lửa nho nhỏ trong góc nho nhỏ với vài bạn (người)-thân-chó nằm quanh, nhàn rỗi. Thỉnh thoảng ăn chút bắp rang. Nghe nhạc. Không có nhạc sống như thế này. Nhạc sống hay hơn nhiều. Gì vậy, cô cần khăn giấy hả? Có chuyện gì vậy? Tại sao? Sao vậy? (Bởi vì con thích thấy Ngài vui.) Ồ, vậy hả? Thật ra, không cần gì nhiều để làm tôi vui vẻ. Phải quá lắm mới làm tôi nổi giận.

Này quý vị, hôm nay vẫn còn là Ngày Thanh Hải (Vô Thượng Sư). Hãy ăn thêm bánh (thuần chay), ngày mai chúng ta sẽ thực sự thiền. Tiếp tục. Một để bên này, một bên kia, và một số cho người bên ngoài. Hay là quý vị vừa đổi chỗ, phải không? Vừa mới đổi chỗ? Không có đổi? Vẫn những người cũ ngồi đây, không có đổi chỗ. Tuyệt, tuyệt. Cảm ơn. Nhạc sĩ thực thụ. Tuyệt vời. Quý vị thực sự trông giống nhạc sĩ. Tôi không biết nhạc sĩ nên trông như thế nào, nhưng họ thực sự trông giống nhạc sĩ. Ở họ có gì đó dễ thương, kiểu trẻ thơ hồn nhiên, kiểu thuần khiết hồn nhiên ở các nhạc sĩ. Ý tôi là những nhạc sĩ thực thụ, chứ không phải là nhạc sĩ iPod như tôi.

Đôi khi tôi nghĩ mình bị làm hỏng. Giao tiếp với nhiều người quá, tôi nghĩ mình bị làm hỏng rồi. Nhiều lúc tôi thấy thương cho [tâm hồn] trẻ thơ trong tôi. Lúc khác tôi cảm thấy thương cho thi sĩ trong tôi. Và lần khác nữa, tôi cảm thấy thương cho nhạc sĩ trong tôi, nhạc sĩ “triển vọng” trong tôi. Có nhớ cha tôi không muốn tôi học nhạc, khi tôi còn trẻ không? (Dạ nhớ.) Tại sao? Tôi không biết. Không biết nữa. Nhưng tôi len lén học nhạc. Tự học lấy. Không thì có lẽ tôi cũng giống như quý vị, trình diễn các buổi hòa nhạc này nọ, chứ đâu có ngồi đây nói chuyện.

Còn nữa đây cưng. (Chuyền cái giỏ đi.) Cho mấy người bên ngoài. Nếu ở đây có đủ rồi, thì đưa cho người bên ngoài. Có kho hàng nào, hoặc gì đó ở gần đây không? (Dạ không.) Quá gần thành phố. Họ không có. Cái gì vậy cưng? Cưng muốn làm gì? (Con chỉ muốn giúp, lấy một cái giỏ để đặt bên ngoài.) Ồ, cưng cần cái đó để làm hả? Được. Vậy thì làm đi. Thận trọng luôn luôn tốt. Nếu ai bị bệnh, họ đổ lỗi cho cô đó.

Được rồi há. Bây giờ mọi thứ ổn rồi ha? Đó là cho bên ngoài. Quý vị ở đây có đủ chưa? Nhạc sĩ chưa có. (Dạ chưa. Chúng con chưa có.) Họ chưa có. Và người quay phim nữa. Sao lại cho họ những thứ như vậy? Sao không phải bánh (thuần chay)? (Ồ, con xin lỗi. Con tưởng đó là những cái lớn nhất.) Họ ăn mấy thứ đó được không? Hãy để họ chọn cái nào họ muốn. (Dạ không sao.) Họ là nhạc sĩ mà. Quý vị vừa nghe nhạc của họ miễn phí, chao ơi. Không thể hiện sự cảm kích gì cả. Người quay phim chưa có. (Dạ, chúng con có.) Quý vị muốn ăn không? Chỉ họ thôi hả? (Vậy thì chúng con cho họ quá nhiều.) Thôi cứ để đó, không cần phải ép vào miệng người ta. Càng nhiều càng tốt. Chỉ lo là mình không có đủ thôi.

Quý vị cảm thấy dễ chịu không? Người của quý vị đâu? Ở đây? (Anh ấy là người của chúng con.) Đang trốn. Cô trông trẻ hơn rất nhiều, trẻ hơn so với lần đầu tôi gặp hoặc so với hình ảnh của cô. Ở đó cô vui chứ? (Dạ vui.) Lần trước thật buồn cười, anh ấy đến đây mà chỉ im lặng ngồi trong góc. Tôi tưởng anh ấy không thích. Anh ấy có nói là thích không? (Dạ có.) Về nhà khoe khoang, phải không? Nhưng khi đến đây, anh ấy chỉ ngồi trong góc, nhìn tôi chằm chằm. Tôi hỏi: “Anh sao vậy?” Có vấn đề gì với anh chàng này? Anh ấy nói: “Ồ, [con] chỉ thấy lạ lẫm vì một năm nay con chỉ ngồi trước máy tính, và giờ bỗng nhiên thấy nhiều người quá”. Bình thường anh ấy chỉ thấy người trên máy tính, và bây giờ thấy người thật. Chắc là anh ấy không biết phải làm sao. Thay vào đó, anh ấy tìm người trong máy tính, nên anh ấy cứ nhìn xung quanh. Thật dễ thương. Và anh ấy nói gì? Anh ấy nói khi mọi người đến nói với anh ấy: “Anh phải đến Paris”, anh ấy sợ quá. Anh ấy tưởng họ đuổi anh ra, vì anh rất thích làm việc ở đó. Tôi mừng. Mừng vì một số người thích ở đó. Còn cô? Cô thích không? Vẫn còn chứ? (Dạ thích.) Dù gì cô có thể đi đâu nữa? Có nơi nào khác cho cô đi đâu? Ra khỏi thế giới này hay là thế giới kế tiếp? Chúng ta không thể ra khỏi.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (7/15)
1
2023-05-22
8876 Lượt Xem
2
2023-05-23
7545 Lượt Xem
3
2023-05-24
5948 Lượt Xem
4
2023-05-25
5169 Lượt Xem
5
2023-05-26
4977 Lượt Xem
6
2023-05-27
4451 Lượt Xem
7
2023-05-28
4123 Lượt Xem
8
2023-05-29
4744 Lượt Xem
9
2023-05-30
4244 Lượt Xem
10
2023-05-31
4753 Lượt Xem
11
2023-06-01
4173 Lượt Xem
12
2023-06-02
4677 Lượt Xem
13
2023-06-03
4388 Lượt Xem
14
2023-06-04
4295 Lượt Xem
15
2023-06-05
4661 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
37:34

Tin Đáng Chú Ý

258 Lượt Xem
2025-01-08
258 Lượt Xem
2025-01-07
1219 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android