Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Lời Kêu Gọi Cuối Cùng Để Chuyển Sang Thuần Chay Và Thành Tâm Sám Hối, Phần 5/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Và tôi có nói rằng nếu quý vị ngồi ngoài trời, thì thiền định càng tốt hơn nữa. Và trong trường hợp trời nóng, chẳng hạn như thời tiết ngày càng trở nên nóng hơn, quý vị có thể làm như thế. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nhưng dĩ nhiên là trong lều cần phải có chăn mền này nọ phòng khi trời trở lạnh. (Ồ, dạ.) Và quý vị luôn phải ngồi dưới mái che, còn không thì phải mua thêm một tấm nhựa và căng bên trên lều, để lỡ trời mưa. (Dạ đúng.) Nhưng mà cũng còn tùy quý vị thành thật muốn gì.

Còn gì nữa không? (Chúng con chỉ có thế, thưa Sư Phụ.) Còn ai hỏi nữa không, không à? (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Vậy tốt. Vậy đó. Villa và mọi thứ đều ổn chứ? (Dạ ổn, thưa Sư Phụ.) Trời chưa nóng lắm hả? (Dạ chưa, thưa Sư Phụ. Dạ ổn ạ.)

Tôi hơi lo lắng. Hãy đặt thêm quạt nhé. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và tất cả các villa, ở đằng trước phải luôn có nước với bồn rửa tay. (Dạ có.) Quý vị lấy một cái xô rồi hứng nước lạnh từ vòi nước đó rồi dội lên người trước khi đi ngủ. Nước lạnh. (Dạ, thưa Sư Phụ.) E rằng sau đó chắc quý vị không cần thêm quạt nữa. Nhưng phải luôn lau khô người bằng khăn trước khi mặc quần áo. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nhất là vào mùa hè, vì mùa hè, lỗ chân lông mở to hơn và nước lạnh có thể dễ dàng thấm vào người. Nếu không lau khô người mà mặc quần áo vào thì quần áo sẽ bị ẩm ướt. Như vậy không tốt. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Tôi thấy có người làm vậy đó. Mấy anh chàng ngốc nghếch, tôi từng thấy. Nhưng tôi không nói gì cả. Đó không phải là việc của tôi. Nhưng quý vị là việc của tôi. nên tôi phải bảo quý vị. Dù thích nghe hay không, tôi cũng cứ nói hoài. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Điều gì tốt cho quý vị thì tôi nói, chứ không thể ép quý vị. Nhưng tôi bảo quý vị. (Dạ, Sư Phụ.) Để phòng hờ.

Quý vị rất dễ bị cảm lạnh nếu không lau khô người. (Dạ, thưa Sư Phụ. Đúng vậy ạ.) Quý vị không cần phải có một khăn tắm lớn như mấy khăn trên bãi biển. Hầu hết mọi người, trong nhà đều có một khăn tắm lớn, tôi chưa bao giờ có. Đôi khi họ mua cho tôi, có để trong phòng tắm rồi, nhưng tôi không dùng. Tôi thấy nó quá nặng và quá phí. Tôi chỉ dùng một, hai khăn tắm bình thường. Loại vuông hoặc loại dài, tùy theo. Nếu gội đầu thì tôi dùng cái khăn dài. (Dạ.) Chỉ để quấn tóc, dài nhưng không dài cho lắm. Không dài như mấy khăn tắm lớn. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Dài cỡ mấy cái khăn mà mình dùng lau tay, loại treo trên giá gần bồn rửa và để lau khô tay. Không dài lắm, có lẽ dài khoảng 30 cm. Là như vậy đó. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Hoặc 30 hoặc 40 [cm] – khoảng cỡ đó. Còn cái khăn kia thì chỉ khoảng 20x20 [cm] – khăn vuông lau mặt. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Dùng cái này hoặc cái kia. Một, hai cái khăn, vậy là xong. Bởi vì tôi không thích khăn lớn như vậy. Để làm gì? Khó giặt hơn – nó làm đầy máy giặt quá nhanh. Và nếu giặt bằng tay, thì trời ơi, còn mệt hơn nữa. Tôi không giặt nổi, quá nặng đối với tôi, không thể vắt khô được. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Nếu trời quá nóng, thì có một cách khác: quý vị lấy một cái lều có thể mở ra bốn phía, chỉ có màn lưới trên đó. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Loại lều dành cho một người có túi hổng nhỏ [đằng trước] để có thể duỗi chân ra. (Dạ.) Có hai loại – một loại không có cái gọng nằm bên trên mắt cá chân, loại đó không thoải mái. Bởi vì có những lều họ làm cái gọng ở trên, có lều họ làm cái gọng ở dưới. Cái gọng xung quanh lều để giữ cho lều đứng – nó phải nên ở dưới mắt cá chân. Loại đó tốt hơn. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Tôi cũng từng dùng loại trước có cái gọng ở trên, và chân thì ở dưới, bàn chân nằm ở dưới cái gọng, nên rất khó chịu. Cái gọng của lều, theo cấu trúc phải nằm dưới bàn chân, để khi mở túi đó [duỗi chân], thì sẽ không cảm thấy như bị giới hạn. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và rộng rãi hơn. Mới đây, họ có mua vài cái cho mấy cô gái, nếu quý vị muốn biết đó là loại nào, hãy hỏi mấy cô gái. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Quý vị hỏi các cô gái, trước đây họ có mua, để khi họ muốn ngồi ngoài trời. Và nếu quý vị mở tất cả mấy lớp bên ngoài, tất cả lớp ny-lông phủ bên ngoài, thì xung quanh chỉ có màn chống muỗi thôi. Giống như cái mùng mà người ta dùng để ngủ ở một số nước châu Á. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và rất mát. Nếu không đủ mát, thì cắm thêm quạt bên ngoài lều. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Không đủ mát nữa, thì cắm hai cái quạt. Ồ, sẽ lạnh lắm đấy.

Và một sư huynh quý vị trước đây, anh ấy đã về nhà rồi để chăm sóc cha mẹ, vì ở nhà không có ai lo, nhưng anh nói với tôi, anh ngồi như thế nhiều năm rồi. Anh ngồi ngoài trời dưới tấm nhựa. Phía trước villa có một mái hiên nhô ra, mái nhỏ thôi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và anh làm bằng tấm nhựa trong. Có vài loại nhựa có khả năng chống tia cực tím. Nghĩa là cũng che mát, mặc dù thấy cũng trong suốt, như những tấm nhựa bình thường, nhưng nó ngăn bớt ánh nắng mặt trời. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nên thấy mát hơn. Và rồi anh ngồi dưới tấm nhựa đó trong lều.

Anh nói là đã luôn ngồi như vậy mấy năm rồi. Và đến bây giờ anh mới biết là thực sự có khác. Thật sự tốt. Nhưng tôi đã nói điều đó từ rất lâu rồi, nhiều năm trước trong một tin nhắn bằng điện thoại của tôi, khi không có mấy điện thoại cố định. Khi tôi còn ở vùng núi hẻo lánh, nơi tôi không thể nào gọi được, mà phải đi xung quanh tìm sóng trên điện thoại rồi chỗ nào bắt được sóng thì tôi dừng lại. (Dạ, thưa Sư phụ.)

Và tôi có nói rằng nếu quý vị ngồi ngoài trời, thì thiền định càng tốt hơn nữa. Và trong trường hợp trời nóng, chẳng hạn như thời tiết ngày càng trở nên nóng hơn, quý vị có thể làm như thế. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nhưng dĩ nhiên là trong lều cần phải có chăn mền này nọ phòng khi trời trở lạnh. (Ồ, dạ.) Và quý vị luôn phải ngồi dưới mái che, còn không thì phải mua thêm một tấm nhựa và căng bên trên lều, để lỡ trời mưa. (Dạ đúng.) Nhưng mà cũng còn tùy quý vị thành thật muốn gì. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Về cái nóng, nếu villa của quý vị quá nóng… Không biết hồi ở Ấn Độ tôi sống ra sao. Tôi chưa bao giờ cảm thấy khó chịu, ngoại trừ một lần duy nhất vào mùa hè, giữa trưa tôi đi bộ đến Bồ Đề Đạo Tràng. Đi bộ. Trời quá nóng, quá nóng. Đó là lần duy nhất tôi cảm thấy khó chịu. Không phải là tôi phàn nàn – [nhưng] cơ thể tôi làm phiền tôi. Chỉ lần đó thôi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và ở Ấn Độ, đúng ra là nóng hơn nơi quý vị đang ở. Tôi không chắc nữa, ngày nay mọi thứ đều biến đổi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Vùng nóng trở nên lạnh, vùng lạnh trở nên nóng. Có thể ở đâu cũng nóng – đại dương cũng đang nóng lên này nọ. Và rất nguy hiểm. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nước biển trở nên nóng hơn. Và ở Bắc Cực, nóng 38 độ. (Ôi chao.)

“Media Report from Money Talks News – Oct. 18, 2022: Các nhà dự báo thời tiết cảnh báo Địa Cầu có thể chạm tới mức nóng tới hạn trước năm 2026. Tạp chí ‘Time’ tường trình rằng Địa Cầu đang tiến dần đến mức hâm nóng mà nhiều thỏa thuận quốc tế nhắm tới để ngăn chặn.

Theo các nhóm nhà khí tượng học trên khắp thế giới, hầu như có 50-50 khả năng là Địa Cầu này sẽ chạm tới mức đó trong vòng năm năm tới. Dự đoán cảnh báo được đưa ra bởi một nhóm gồm 11 trung tâm dự báo khác nhau làm việc chung với Tổ chức Khí tượng Thế giới. Trong tường trình năm nay, nhóm này cũng dự đoán rằng có 93% khả năng là Địa Cầu sẽ trải qua năm năm với sức nóng kỷ lục.

‘Chúng ta sẽ thấy hâm nóng tiếp tục đúng theo những gì dự đoán với biến đổi khí hậu.’ ~ Leon Hermanson, khoa học gia cao cấp của Cơ quan Khí tượng Vương Quốc Anh, qua tạp chí ‘Time’

Thế giới đã hâm nóng khoảng 1,1 độ C rồi kể từ cuối thập niên 1800. Trong năm 2018, Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo những ảnh hưởng đáng kể và nguy hiểm đối với thế giới nếu sự hâm nóng vượt quá 1,5 độ C.

‘Bất kể những gì được dự đoán ở đây, chúng ta vẫn rất có thể sẽ vượt quá 1,5 độ C trong thập niên tới, nhưng không nhất thiết có nghĩa là chúng ta nghiêm túc về việc này lâu dài – hoặc việc cố gắng giảm thiểu thay đổi hơn nữa là không đáng công.’ ~ Gavin Schmidt, khoa học gia khí hậu hàng đầu của NASA, qua tạp chí ‘Time’.”

Dù sao, một sư tỷ của quý vị cảm thấy quá nóng. Thế thì có thể có thêm quạt nếu quý vị muốn. Vậy nhé. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Điều đó tôi bảo nhiều lần rồi, không chỉ lần này. (Vâng, đúng vậy ạ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Mua thêm quạt, và rồi cũng tắm nước lạnh ở trước villa của mình trước khi đi ngủ. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đừng tắm trong khu vực nhà tắm rồi sau đó bước lên lại mấy bậc thang, thì sẽ đổ mồ hôi nữa. Đó là tắm bình thường. Nhưng trước khi đi ngủ thì chỉ cần dội một ít nước lạnh từ mặt xuống chân, lau khô rồi đi ngủ. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và rồi cũng mở quạt nữa, thì sẽ mát. Sau khi tắm xong, đừng đến trước máy quạt ngay. Hãy mặc quần áo trước đã. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Và, tôi hỏi cô ấy, “Chắc là cô có nhiều quạt hơn. Cô có bao nhiêu cái quạt rồi?” Cô ấy nói ba cái, và định thử bốn cái. Tôi nói, “Cô có thể có bao nhiêu tùy thích. Nhưng tôi không biết có bốn cái quạt thì cô có bước vào được không – có còn chỗ [trống] nào không. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Villa thì nhỏ và quý vị cũng có đồ đạc nữa. Rồi có người còn làm việc trong đó nữa. Tôi không biết quý vị treo bốn cái quạt ở đâu.”

Thôi được rồi. Cũng không thể tệ hơn Ấn Độ. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Ở Ấn Độ, chỗ nào tôi cũng ở được, và không có cái quạt nào cả. Vài chỗ. Ở vài chỗ, họ có một cái quạt trần trong phòng thiền. (À, dạ.) Một phòng thiền nhỏ và một cái quạt [trần]. Nhưng họ để nó quay chậm. Tôi không bao giờ thấy quá lạnh, quá nóng, hay là gì cả. Ở Hy Mã Lạp Sơn, đúng, đúng vậy. Lúc đó tôi không có thứ gì cả, lều cũng chẳng có, chỉ có một cây dù và một cái áo khoác. Rồi dần dần phải bán áo khoác, vì đối với tôi nó quá nặng nên không thể mang theo khi phải leo lên Hy Mã lạp Sơn. Và trên Hy Mã Lạp Sơn có những nơi không có xe buýt. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Không có gì cả. Chỗ nào đi bộ được thì phải rất cẩn thận. Ở một vài nơi, có người đi ngựa và có người có phu dịch mang hành lý cho họ, hoặc thậm chí cõng họ đi. Nhưng tôi không có đủ [tiền].

Tôi cũng sống ở New Delhi một thời gian. Và đó là khu đô thị. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Rất nóng, rất nóng. Ở New Delhi cực kỳ nóng, và rồi ở Hy Mã Lạp Sơn thì cực kỳ lạnh, mà tôi vẫn còn đây. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nên lúc đó tôi bán áo khoác, bán túi xách… Tôi bán bất cứ thứ gì có thể bán, chỉ giữ lại một túi xách tay nhỏ. Ngay cả cái thìa, tôi cũng phải bán. Nếu có hai thìa, tôi bán một cái. Phải, nó sẽ nặng hơn nếu mình đi đường dài. (Dạ đúng ạ. Vâng, thưa Sư Phụ.)

Và ở Ấn Độ, họ mua bất cứ gì từ quý vị. Họ mua bất cứ gì. Họ không đặt câu hỏi. Hiểu không? Bất cứ gì cũng có thể hữu dụng ở Ấn Độ. Họ mua và họ còn bán lại nữa. Tưởng tượng xem. Hãy tưởng tượng, đồ cũ của quý vị qua tay người thứ hai, người thứ ba người thứ tư – mà vẫn xài được. Bán bất cứ gì, họ đều mua. Họ chỉ ra giá rồi mua thôi. Không cần biết món đồ có trị giá đến vậy hay không. Như cái áo khoác cũ của tôi, rất mỏng, giống như bằng ny-lông, và có khóa kéo, thế thôi. Nhưng khi trời gió, thì nó cản gió. Những thứ đó? (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nhưng giống như ny-lông mỏng. Không thêm gì khác. Và tôi bán nó. Họ mua ngay, không vấn đề gì. Và trước khi rời Ấn Độ, tôi còn bán cả cây dù nữa, cũng bán được luôn.

Nhưng cây dù đó rất tốt. Đó là nhà của tôi. Vì đôi khi tôi không đủ tiền để thuê một phòng bên trong nhà hay bất cứ gì. Ở Kashmir, họ có mấy nhà trên thuyền. Mình có thể vào trong phòng. Có những phòng được làm trên boong thuyền. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nhưng lúc đó tôi không có đủ tiền. Tôi chỉ trú dưới cây dù, chỉ che được mặt tôi khi trời mưa. Khi trời không mưa, tôi không che. Thế mà cũng ổn. Rẻ tiền nữa. Ngủ như vậy ở trên thuyền cũng an toàn hơn. Tôi cũng thích ở trên thuyền. Còn nếu đi chung với một nhóm nhiều người hành hương thì tôi chỉ ở ngoài trời, gần đó, giống như một mái hiên nhô ra bên ngoài hành lang, chỉ có vậy. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Như thế rẻ hơn. Không phải trả nhiều tiền. Có vài chỗ không phải trả tiền gì cả, nếu mình không vào trong phòng hoặc không thuê chăn mền hay bất cứ gì, thì không tốn tiền.

Có một thời gian, trước đó khá lâu, tôi có nhiều tiền hơn một chút nên có thể thuê một căn nhà vách đất, phòng đất này nọ. Nhưng sau một thời gian, [hết tiền]. Một phòng đất cũng không [thuê được]. Hồi còn ở Ấn Độ, tôi không biết quạt là gì, đánh vần ra sao. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến mấy thứ này hoặc máy lạnh hay gì hết. Chúng tôi không có những thứ này trong bất kỳ đạo tràng nào. Không có ở những nơi tôi đến. Có thể có trong nhà của vị thầy, nhưng tôi không chắc. Còn nơi chúng tôi ở, thì không có gì cả.

Và đôi khi quá đông người, nên khi nào đến đó, thì tôi chỉ… Có cái áo khoác – biết không, một cái áo khoác cho mùa đông. (Dạ, Sư Phụ.) Một cái áo khoác giả lông rẻ tiền. Lúc đó, đi tới đâu tôi cũng mang nó theo. Cho nên tôi chỉ [dùng áo] che một góc ban công rồi tôi ngồi dưới đó. (Ồ.) Cả đêm lẫn ngày. Khi trời mưa thì tôi chạy tới dưới mái hiên bên ngoài, và ngồi đó một lúc. Tôi chỉ có một cái ghế. Đạo tràng cũng có ghế, giống như mấy cái ghế nhựa lớn đó. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi chỉ ngồi đó. Và trước mặt tôi là cái va-li nhỏ của tôi, nên đôi khi tôi gác chân lên cái va-li như thế, và ngồi dưới cái áo khoác đó.

Và hồi tôi ở Hoa Kỳ cách đây lâu rồi, tôi truyền Tâm Ấn cho một người. Và rồi tôi ngồi cả đêm như vậy, vì cô đồng tu đó đề nghị tôi ngủ chung giường với cô ấy, nhưng tôi không muốn. Cho nên tôi ngồi trong góc phòng ngủ của cô với cái áo khoác để che người lại và thiền ở đó suốt đêm. Thường thì trước đây đi tới đâu tôi cũng làm như thế. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và rồi tới sáng hôm sau tôi cảm thấy rất vui, nói, “Ồ, cô nói với tôi rằng cô không có láng giềng, mà sao tôi lại nghe thấy nhiều tiếng nhạc ở gần đây? Láng giềng của cô ở đâu?” Cô ấy nói, “Sao ạ? Không có ai ở gần hơn nửa dặm.” (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi không hề biết. Tôi tưởng là hàng xóm mở tiệc. Tôi nói, “Họ mở tiệc suốt đêm. Nhạc thật là hay.” Cô ấy nói, “Không, không thể nào. Không thể nào.”

Bởi vì cô ấy sống ở khu vực hẻo lánh. Tại Hoa Kỳ, quý vị có thể có một miếng đất lớn, và không quá đắt. Và cô còn có cả một cái hồ nhỏ, riêng tư. (Dạ, Sư Phụ. Chà.) Và cô nói với tôi, “Ồ, ở đây rất yên tĩnh. Rất riêng biệt. Không có hàng xóm, không gì cả.” Và tôi nói, thế mà tôi nghe nhạc cả đêm. Tôi không cần phải Quán Âm Thanh (Thiên Đàng) nội tại để nghe tiếng nhạc đó. (Ồ.) Thành ra tới sáng tôi nói với cô ấy là, “Cô có hàng xóm, họ mở tiệc suốt đêm.” Cô ấy nói, “Dạ không, không, không thể nào. Chắc Ngài nghe Âm Nhạc bên trong, chứ không phải bên ngoài.” Tôi nói “Thật hả? Chà! Tôi nghe thấy tiếng nhạc rất thật, và rất hay.” Tôi nghĩ tôi thậm chí không ở bên ngoài. Tôi cũng ở bên trong, nhưng không nhận ra cái gì ở đâu, và bên trong, bên ngoài – không gì hết.

Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

119 Lượt Xem
2024-12-21
119 Lượt Xem
2024-12-21
190 Lượt Xem
38:04

Tin Đáng Chú Ý

153 Lượt Xem
2024-12-20
153 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android